Kinh
Phật-Đảnh Tôn-Thắng
Đà-Ra-Ni
Nước Kê-Tần.
Sa-môn Phật-Đà Ba-Lỵ,
Hán dịch.
Sa-môn Thích Thiền-Tâm, Việt dịch.
LỜI
TỰA
Đức Như Lai ứng
thế, vì muốn cứu vớt các hàm linh khỏi khổ luân hồi, chứng
lên quả Phật, nên mở cửa phương tiện, nói ra muôn ngàn pháp môn. Kinh Phật
Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni - một trong các pháp môn -
là trí ấn của tất cả Như Lai, mầu nhiệm rộng sâu, khác
chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám. Các
hàng tứ chúng nên phát tâm trì tụng, tất hiện đời tội
chướng tiêu diệt, phước huệ phát sinh, tương lai sẽ gần gũi chư
Phật ở 10 phương Tịnh Độ.
Trong niên hiệu Nghi Phụng thời Hậu Chu, có vị tăng là Phật Đà Ba Lỵ
từ Tây Thiên Trúc đến Trung Hoa. Trong dịp chiêm lễ thánh
tích ở non Ngũ Đài, ngài gặp một lão ông từ trong núi đi ra, dùng
tiếng Phạn bảo rằng:
"Pháp sư chẳng nài
mệt nhọc, từ muôn dặm đến đây thành tâm đảnh lễ, mong diện
kiến đức Văn Thù, thật đã hết lòng mộ đạo. Nhưng chúng
sanh ở Trung Hoa, đa số tạo nhiều tội nghiệp, hàng xuất
gia phần đông phạm luật nghi, chỉ có kinh Phật
Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni mới diệt được tất cả tội chướng ấy.
Chẳng hay pháp sư có đem theo kinh đó đến miền này
chăng?"
Ngài Phật
Đà Ba Lỵ đáp:
"Bần đạo đến đây
chỉ vì mục đích đảnh lễ đức Văn Thù, nên không đem kinh đó
theo".
Lão ông nói:
"Đức Đại Thánh
Văn Thù hằng có lòng từ bi muốn cứu độ chúng
sanh. Pháp sư đã không đem kinh ấy theo, tức là không hợp
với thánh tâm, dù có gặp đức Văn Thù, cũng không được phần lợi
ích. Vậy ngài nên trở về Tây Vức mang kinh ấy đến lưu
truyền nơi miền Hán độ, để cứu vớt sanh loại, siêu độ u linh,
tức là báo ơn chư Phật, chừng đó quyết định sẽ gặp Bồ
Tát Văn Thù".
Nói xong, bỗng biến mất.
Biết lão ông là
đức Văn Thù hóa hiện dạy bảo, ngài Phật Đà Ba Lỵ mừng
thương lẫn lộn, cúi đầu đảnh lễ, vội vã trở về Tây Trúc.
Đến năm Vĩnh Thuận thứ hai, ngài mới đem kinh đến Trung Hoa, vào
triều nội, tâu lên mọi việc. Vua nghe xong, vui đẹp, sắc cho
ngài Nhật Chiếu Tam Tạng và quan tư tân điển lịnh là Đỗ Hành
Khải phiên dịch. Dịch xong, vua đem kinh bản bảo tàng trong nội,
cấm không cho lưu hành và thưởng tặng cao tăng Phật
Đà Ba Lỵ 30 cuốn lụa.
Ngài thương khóc, tâu
rằng:
"Bần đạo không kể
nguy hiểm thân mạng, từ xa đem kinh đến đây, vì muốn lợi
lạc quần sanh, không nghĩ đến danh lợi. Xin thánh thượng gia
ân cho lại nguyên bản, để các loài hàm linh cùng được lợi
ích!"
Vua dạy lưu
kinh phiên dịch, và trả lại Phạn bản cho Tây Tăng. Ngài Phật
Đà Ba Lỵ đem phạn bản đến chùa Tây Minh, tìm được vị tăng Trung Hoa
giỏi phạn ngữ là Thuận Trinh, rồi dâng sớ tâu xin cho cùng phiên
dịch, và cho biên ra nhiều bản để lưu hành. Xong, ngài Phật
Đà Ba Lỵ đem phạn bản đến non Ngũ Đài, vào hang Kim
Cang rồi không thấy trở ra, tương truyền ngài đã được đức Văn
Thù thu nhận vào pháp hội của chư Bồ Tát.
Bởi sự tích trên, nên bút giả nghĩ kinh này có thể lợi
ích cho hàng Phật tử Việt Nam. Theo trong đại tạng, kinh
này có tất cả 9 bản dịch, bút giả lấy bản dịch của ngài Phật Đà Ba Lỵ
làm bản chính, tham chiếu các bản khác của chư vị như: Kim Cang
Trí, Thiện Vô Úy, Địa Bà Ha, Nghĩa Tịnh, Bất Không... bổ
vào những chỗ khuyết. Lại theo Mật tạng, Tôn Thắng chân
ngôn còn có tên là Nhứt Thiết Như Lai Ô-Sắc-Ni-Sá (1) Tối
Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này do đức Thế Tôn ở
Đại Thiện Pháp đường nơi cõi Cực Lạc, sau khi nhập Phổ
Chiếu Cát Tường Tam Ma Địa nói ra. Thấy chú văn y
như nhau, bút giả cũng lấy bản Nhứt Thiết Như Lai Ô Sắc Ni
Sá Tổng Trì Kinh làm tài liệu tham chiếu.
Ngoài ra, lại còn có
cuốn Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni Niệm Tụng Nghi
Quỹ Pháp của ngài Bất Không Tam Tạng dịch. Bút giả nghĩ
pháp thức đó dành cho bực lợi căn chuyên tu về Mật Tông,
không thích hợp với phần đông trình độ hiện nay, nên không
dịch ra đây.
Việc làm này có phần nào công đức, xin hồi hướng vãng sanh
Tịnh Độ, cho bốn ân, ba cõi, và pháp giới hữu tình.
(1) Ô-Sắc-Ni-Sá (USNISĀ) dịch là Phật-đảnh, tướng Vô-kiến-đảnh nơi đầu của đức Phật.
Kinh
Phật-Đảnh Tôn-Thắng
Đà-Ra-Ni
PHẦN THÔNG TỰ
Tôi nghe như vầy:
Một thời đức Bạc-Già-Phạm (2), ở tại đạo tràng Măng
Tre, trong vườn Thệ Đa Lâm Cấp Cô Độc, thuộc thành Thất La Phiệt,
cùng với 8 ngàn chúng Tì Kheo câu hội. Các vị ấy đều là bậc Đại A La Hán,
hàng tri thức của quần chúng. Trong đây, những tôn
giả như: Xá Lỵ Phất, Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, A Na
Luật Đà... làm thượng thủ.
Lại có ba vạn hai ngàn Bồ Tát, đều là bậc trụ nơi hạnh Bất Thối Chuyển, chánh
trí soi sáng tất cả các pháp, không còn ngăn ngại, vô
lượng công đức trang nghiêm, cùng các đại chúng đồng
thời câu hội. Trong ấy, các Bồ Tát như: Quán Thế Âm Bồ
Tát, Đắc Đại Thế Bồ Tát, Mạn Thù Thất Lỵ Bồ
Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Thắng Liên
Hoa Tạng Bồ Tát, Chấp Kim Cang Bồ Tát, Trì Địa Bồ
Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát, Tịnh Trừ Nhứt Thiết Chướng Bồ Tát...
làm thượng thủ.
Lại có một vạn Phạm thiên vương, do Thiện Tra Phạm Ma thiên
vương, Thiện Kiến thiên vương làm thượng thủ, từ các cõi khác
đến dự hội.
Lại có một vạn hai ngàn vị Đế Thích Thiên vương, cùng với vô
lượng Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca
Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hô Lặc Già, Cưu Bàn Trà, Tỳ Xá
Giá, Nhơn phi nhơn... (3) cũng tập hội.
(2) Bạc-Già-Phạm (BHAVAGAN) dịch Tự-tại, Oai-nghiêm, Kiết-tường, Tôn-quý, Hữu-đức, tức chỉ cho đức Phật.
(3) Thiên, Long, Dạ
Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma
Hô Lặc Già, Cưu Bàn Trà, Tỳ Xá Giá, Nhơn phi nhơn...
Thiên: hàng trời, Long: rồng, Dạ xoa: dịch Thiệp
tật quỉ loài quỷ bay mau lẹ; Càn thát bà: dịch Khứu hương
nhạc, nhạc thần của Thiên Đế; A Tu La: dịch Phi
Thiên, loài có phước như trời mà đức không bằng trời; Ca Lâu La: thần
kim súy điểu; Khẩn Na La: dịch Nghi thần, thần ca múa
của Thiên Đế, Ma Hô Lặc Già: thần rắn; Cưu
Bàn Trà: Yểm mị quỷ; Tỳ Xá giá: Đạm tinh khí
quỷ; Nhơn Phi Nhơn: loài như người nhưng có sừng hoặc có
cánh khác với người.
PHẦN
BIỆT TỰ
Bấy giờ đức Thế
Tôn đang được bốn chúng vây quanh, cung kính cúng
dường, một lòng chiêm ngưỡng, cầu nghe pháp yếu.
Khi ấy, tại cõi
trời Đao Lợi, có một vị thiên tử tên là Thiện Trụ, ngự tại cung
báu lớn, đang cùng với các thiên nữ dự cuộc âm nhạc ca
múa vui đùa hưởng lạc. Lúc đó, ở thiên giới vào khoảng cuối
đêm, bỗng nhiên giữa hư không có tiếng gọi bảo:
"Thiện Trụ thiên
tử! Bảy hôm nữa, ông sẽ hết phước trời, xả báo thân, đọa xuống
cõi Diêm Phù Đề, 7 lần làm cầm thú, thường ăn đồ nhơ uế. Kế đó lại
đọa vào địa ngục, chịu đủ các sự khổ trải qua nhiều kiếp mới
được làm người. Tuy được thân người, nhưng lại đen lùn, thô xấu, mù cả đôi mắt,
các căn không đủ, hơi miệng thường hôi hám, nghèo khó hèn hạ, hằng
thiếu ăn mặc, mọi người đều gớm ghét, lánh xa !”
Thiện Trụ thiên tử nghe lời ấy rồi, kinh hoàng tột độ, lông
tóc đều dựng đứng, ôm lòng sầu muộn, ông vội đem hương, hoa cùng các
thứ cúng dường, đến chỗ Thiên đế quì xuống, dâng lễ, than khóc
thuật lại việc trên, và thưa:
"Nay tôi tâm
tư bối rối, mê loạn. Không biết phải làm thế nào? Cúi xin Thiên
Đế xót thương, cứu vớt tôi ra khỏi vòng khổ độc!"
Thích Đề Hoàn
Nhơn nghe xong, rất kinh ngạc, tự suy nghĩ:
"Thiện
Trụ Thiên Tử đời trước tu phước gì, được sanh lên cõi
trời hưởng sự vui thắng diệu nhiều năm? Lại kiếp xưa tạo nghiệp
nhân chi mà sau khi hết thiên phước, phải chịu 7 lần làm cầm thú, rồi
đọa vào địa ngục, khi được làm thân người, đôi mắt mù lòa, thọ đủ
điều xấu ác?"
Nghĩ như thế rồi,
liền nhiếp tâm vào định, dùng thiên nhãn xem:
Thấy Thiện Trụ
thiên tử ở cõi trời mạng chung, liền đọa làm thân heo, hết thân
heo thọ thân chó, hết thân chó thọ thân chồn, hết thân chồn thọ thân khỉ, hết
thân khỉ thọ thân rắn độc, hết thân rắn thọ thân kên kên, hết thân kên kên
thọ thân chim quạ. Trong 7 kiếp làm cầm thú ấy, thường ăn những đồ
nhơ uế. Khi thấy biết như thế, ngài cũng lo lắng đau xót giùm
cho Thiện Trụ thiên tử. Thiên đế lại suy nghĩ:
“Thiên nhãn của ta
chỉ thấy biết một ít phần, không thể hiểu được những nghiệp nhân sâu
xa. Duy đức Như Lai là bậc Chánh Biến Tri, mới có thể thấu suốt
tất cả nhân quả thiện, ác. Duy đức Thế Tôn là đấng Đại
Từ, mới có thể cứu vớt Thiện Trụ thiên tử khỏi vòng khổ độc. Ta nên
đến cầu thỉnh Như Lai về việc này!"
Nghĩ đoạn, ngài liền
suất lãnh Thiện Trụ thiên tử cùng chư thiên, đem
theo các thứ tràng hoa, huơng lạ, anh lạc, thiên y, bay
xuống vườn Thệ Đa Lâm Cấp Cô Độc.
Bấy giờ ở cõi nhân gian, thời khắc vào khoảng đầu
hôm, nhằm lúc chư Bồ Tát, thanh văn, thiên long bát
bộ, tứ chúng như trên đang vân tập. Khi đến nơi, Thiên
đế hướng dẫn Thiện Trụ và thiên chúng đảnh
lễ Phật, đi nhiễu quanh 7 vòng, dâng hiến lễ cúng
duờng. Pháp sự đã xong, Thích Đề Hoàn Nhơn quì
trước Như Lai bạch lại việc trên, và thưa thỉnh rằng:
"Bạch đức Thế Tôn! Thiện Trụ thiên tử đời
trước tu phước chi, mà hưởng sự vui nơi cõi trời trải nhiều
thời gian? Lại kiếp xưa tạo nhân gì, sau khi hết phước phải đọa làm thân cầm
thú 7 phen, ăn đồ bất tịnh, rồi thọ sự khổ nơi địa
ngục, sự hèn xấu nơi cõi người? Và do phước nhân nào, cảm được
giữa hư không có tiếng mách bảo? Xin đức Như Lai vì chúng
con và đại hội mà nói rõ nhân duyên, lại cúi xin đấng Thiên
Nhơn Sư mở lượng từ bi, cứu vớt cho Thiện Trụ thiên tử được
thoát vòng khổ ách".
Kinh
Phật-Đảnh Tôn-Thắng
Đà-Ra-Ni
PHẦN
CHÁNH TÔNG
Khi ấy, đức Như
Lai mỉm cười, từ nơi đảnh môn, phóng ánh sáng ngũ sắc rộng lớn,
soi khắp 10 phương cõi Phật. Quang minh ấy ánh chiếu lẫn nhau,
rồi uyển chuyển quay về nhiễu quanh bên hữu Phật ba vòng, lại trở vào
miệng đấng Điều Ngự. Đức Thế Tôn thu nhiếp quang
minh xong, bảo trời Đế Thích rằng:
"Lành
thay, thiện nam tử! Ông khéo vì Thiện Trụ thiên
tử và đại chúng, hỏi nhân duyên thiện ác tiền sanh.
Lại hay vì chúng hữu tình hiện tại và đời sau, mà thưa
thỉnh ta nói pháp môn cứu khổ. Lắng nghe! Ta sẽ vì các ông giải
thuyết rành rẽ:
- Này thiện nam tử! Cách vô lượng kiếp về trước,
có đức Phật ra đời hiệu là Tỳ Bà Thi Như Lai, Ứng
Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian
Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư,
Phật, Thế Tôn. Đức Phật ấy sau khi hóa duyên đã mãn,
vào Niết Bàn.
Trong thời tượng
pháp của ngài, có một quốc gia tên Ba La Nại, trong nước đó
có người Bà La Môn nghèo, chỉ sanh được một con trai rồi qua đời sớm.
Cậu bé ở với mẹ đến khi khôn lớn, được giao cho việc nông tác ngoài đồng. Bà mẹ
ở nhà, tảo tần lo thức ăn, mỗi ngày đem ra ruộng cho con. Một hôm, cơm
nước đưa đến trễ, đứa con đói khát, sanh lòng hờn giận, dùng
lời ác độc mắng rằng:
"Mẹ tôi còn thua
loài súc sanh! Tôi thấy mấy con: heo, chó, chồn, khỉ, rắn, kên kên, quạ, còn
biết thương lo cho con của nó. Tại sao bà để cho tôi đói khát mà
không đem cơm nước đến?"
Do lòng đợi
chờ hờn giận, đứa con nói như thế ba lần. Giây lát bà mẹ với dáng
điệu vội vã đem cơm nước tới, và nói nhiều lời an ủi khiến
cho con vui mừng hết cơn buồn giận. Đứa con vừa ngồi xuống sắp dùng
cơm, bỗng thấy giữa hư không có vị Bích Chi Phật, hình
tướng sa môn, bay từ phương Nam qua phương bắc. Người con thấy rồi, sanh
lòng kính ngưỡng, đứng lên chắp tay cúi đầu đảnh lễ, thỉnh
vị Bích Chi Phật giáng lâm.
Vị Bích-Chi
Phật nhận lời thỉnh, từ từ đáp xuống. Đứa con vui mừng, trải tranh
trắng làm tòa ngồi, dâng hiến hoa sạch đẹp, giảm phần ăn của mình,
đem cúng dường vị Sa môn. Sau khi thọ thực xong, Bích Chi
Phật lại vì nói pháp yếu khiến cho được vui mừng.
Về sau người con xuất gia, chư tăng cử cho làm chức Tri
Sự. Lúc ấy có người Bà La Môn xây cất tăng xá vừa xong,
ngày khánh thành khách tăng hội đến, lại có thí chủ đem nhiều tô
du và sữa đặc cúng dường. Ông Tri Sự hiềm khách tăng làm
phiền rộn, nên không đem tô du và sữa ra thết đãi. Mấy vị khách tăng
hỏi:
"Những thức
ăn đó là của đàn việt cúng dường hiện tiền tăng, sao
không thấy dọn ra?"
Ông Tri
Sự tánh nóng vội, liền cả tiếng mắng rằng:
"Bộ mấy ông
đui mù hết sao? Có tô du và sữa đâu mà bảo tôi cất giấu? Nếu muốn đòi
thêm, chỉ có phẩn và nước tiểu cho các ông ăn mà thôi!"
Đức Phật bảo Đế Thích:
“-Đứa con của người Bà La môn nghèo đó là Thiện Trụ thiên
tử hiện nay. Do kiếp trước hờn giận, dùng lời ác gọi 7 tên
loài cầm thú mắng mẹ, nên phải chịu 7 phen làm cầm thú. Bởi khi
làm Tri Sự thốt ra những lời nhơ uế mắng chư tăng,
nên nghiệp cảm thường ăn đồ bất tịnh. Do bỏn xẻn giữ
riêng thức ăn của hiện tiền tăng nên bị quả
báo địa ngục và chịu nghèo hèn thô xấu trong kiếp người. Bởi
mắng chư tăng là đui mù nên bảy trăm đời phải bị mù đôi mắt, sống
trong cảnh tối tăm chịu nhiều khổ não. Nên biết những tội
nghiệp như thế, đã có nhân, tất phải trả quả, ảnh
hưởng không tiêu mất.
-Lại nữa Thiên Đế! Thiện Trụ thiên tử được hưởng sự vui thắng diệu
ở cõi trời, là do kiếp trước trải tòa, dâng hoa, cúng
dường thức ăn cho vị Bích Chi Phật, và nhờ sức ảnh
hưởng của sự nghe chánh pháp. Lại do đời trước chắp
tay ngửa lên hư không, hết lòng kính thỉnh, cúi
đầu đảnh lễ vị Bích Chi Phật, bởi công đức ấy nên được
nghe giữa hư không có tiếng mách bảo cho biết trước. Đó là
tiếng vị thần giữ cung điện của Thiện Trụ thiên tử vậy!
Khi ấy, Thiện Trụ thiên tử nghe lời Phật dạy, biết nghiệp mình
đều có túc nhân, hết sức ăn năn tự trách. Ông gieo
mình đảnh lễ trước Phật, tỏ bày tội lỗi, cầu
xin sám hối, thương khóc, sa nước mắt như mưa, huyết lệ rơi ứ đọng nơi
chiếc khăn trong giỏ đựng hoa, chết ngất hồi lâu mới tỉnh lại.
Đức Phật bảo Đế Thích và Thiện Trụ thiên tử:
- Trong 10 nghiệp ác, khẩu nghiệp rất mãnh liệt, phải biết lời
ác còn quá hơn lửa dữ. Lửa dữ chỉ đốt tiêu tài sản của
báu ở thế gian. Lửa giận ác khẩu chẳng những đốt
hết Thất thánh tài (4) và tất cả công đức xuất
thế mà còn chiêu cảm ác báo về sau. Như Thiện
Trụ chỉ vì nóng giận mắng mẹ và chư tăng, mà tổn bớt phước trời, phải
chịu thân cầm thú và địa ngục.
Cho nên, đối với cha mẹ và chư tăng, lẽ ưng tôn
trọng cung kính cúng dường, dùng lời dịu dàng khen ngợi,
thường nghĩ đến ân đức, chớ không nên khinh hủy. Lòng từ ái giữa
trần gian chỉ có cha mẹ, ruộng phước trong ba
đời không chi hơn chúng tăng. Các bậc chân tăng hiền thánh,
nếu cúng dường thì công đức không mất. Như tiến thêm,
muốn cầu pháp xuất thế, lại có thể thành đạo. Đâu nên đối
với chúng tăng vội thốt lời khinh hủy!
Còn cha
mẹ công sanh dưỡng rất khó nhọc, 10 tháng cưu mang khổ nặng, 3
năm bú sữa, mớm cơm. Trải đủ sự lo lắng gian lao, nuôi con khôn lớn,
dạy dỗ, cho học hành, mong con được thành lập, tài đức hơn
người. Nếu con xuất gia, lại mong cho con đắc đạo, thoát vòng
sanh tử. Ân niệm ấy cao rộng như biển trời, khó đền trả. Vì thế, ta đã
bảo A Nan:
-Nếu có người vai bên
trái cõng cha, vai bên mặt cõng mẹ, đi quanh núi Tu Di trăm ngàn
vòng, huyết chảy ngập 2 bàn chân, còn chưa thể báo công ơn sanh
dưỡng, huống chi lại khởi niệm hờn giận, buông lời khinh mắng ư!
- Này Thiên Đế! Thiện Trụ thiên tử nay do thấy ta, chí
tâm sám hối, nên đạo nhãn trong sáng, tội cũng trừ diệt.”
Đức Thế Tôn lại nhìn Thiện Trụ Thiên Tử an ủi bảo rằng:
"-Ông nên chớ quá
lo buồn thương khóc. Ta có pháp môn tên là Phật Đảnh Tôn
Thắng Đà Ra Ni, ông trì chú này tất sẽ thoát
khỏi vòng khổ ách. Môn đà ra ni đây, vô lượng hằng
sa chư Phật đời quá khứ đã nói, ta nay cũng sẽ diễn nói. Trong
các thần chú về Phật Đảnh, môn đà ra ni này rất tối tôn tối
thắng, hay trừ tất cả sự khổ não trong nẻo luân hồi của tất
cả chúng sanh!"
Thích Đề Hoàn Nhơn nghe Phật nói rất vui mừng, một lòng khát
ngưỡng, thưa rằng:
"-Bạch đức Thế Tôn! Cúi xin Như Lai thương nghĩ đến Thiện Trụ và bọn chúng con, cũng vì chúng sanh đời mạt pháp về sau, tuyên thuyết môn Phật Đảnh Đà Ra Ni. Chúng con sẽ tuân hành và nguyện cho tất cả các loài hữu tình đều thoát khỏi sự khổ tam đồ Bát nạn ! " (5)
Bấy giờ đức Như Lai vì Thiên Đế, Thiện Trụ thiên tử, và 4
bộ chúng, và nghĩ thương chúng sanh đời mạt pháp về sau,
dùng giọng phạm âm trong sáng, thanh diệu hòa nhã như
tiếng chim Ca Lăng Tần Già, thuyết chú rằng:
Phật-Đảnh Tôn-Thắng Đà-Ra-Ni
Nam-mô ba ga pha tê. Sạt hoa tát răn, lô ky da. Bơ ra di, vi ti sắc tra da. Bút đà da, ba ga pha tê. Tát đi da tha !
Um ! Bút rum, bút rum, bút rum. Suýt đà da, Suýt đà da. Vi suýt đà da, vi suýt đà da. Á sá ma, sá ma. Sa măn tá, phạ hoa sát. Sa phả ra na, ga ti, ga gạ na. Soa phạ hoa, vi suýt đi. Á vi chuân da, du măn. Sạt hoa tát thá ga đá. Sú ga da. Phạ ra, phạ ca nã. A mi rị tá, bi sá cu. Ma ha muýt đơ ra, măn đa ra, ba na.
Um ! Á hạ ra, á hạ ra. A du săn, đà ra ni. Suýt đà da, suýt đà da. Ga ga na, xoa phạ hoa, vi suýt đi. U sắc ni sá, vi ca da, vi suýt đi. Sá hạ sa ra, ra sa mi, săn tô ni tê. Sá ra hoa, tát thá ga đa. A hoa lô ki ni. Sạt hoa tát thá ga đa, mát tê. Sá tra, bá ra mi tá. Ba rị, bủ ra ni. Na sá, bủ mi bơ ra, đi sắc si tê. Sá ra hoa, tát thá ga đa, hất rị đà da. Đi sắc sá na. Đi sắc si tê.
Um ! Muýt đơ ri, muýt đơ ri, ma ha muýt đơ ri. Hoa di ra, ca da. Săn hạ đa nã, vi suýt đi. Sá ra hoa, ca ma, phạ ra na, vi suýt đi. Ba ra, đu ri ca ti, bi ri, vi suýt đi. Bơ ra ti na, hoa ra đá da, a dục suýt đi. Sa ma dã, đi sắc sá na, đi sắc si tê.
Um ! Ma ni, ma ni, mạ hạ ma ni. Á ma ni, á ma ni. Vĩ ma ni, vĩ ma ni, mạ hạ vĩ ma ni. Mát đi, mát đi, mạ hạ mát đi. Tát thá đá, bủ đa. Cu thi, vi ri suýt đi. Vĩ sa phổ ra, bút đi, vi suýt đi.
Um ! Hi hi. Dá ra, dá ra. Vĩ dá ra, vĩ dá ra. Sa ma ra, sa ma ra. Sa phạ ra, sa phạ ra. Sá ra phạ, bút đa. Đi sắc sá na. Đi sắc si tê. Suýt đi, suýt đi. Họa di ri, họa di ri, mạ hạ họa di ri. Á họa di ri. Họa di ra, gạ bi. Dá ra, gạ bi. Vĩ da ra, gạ bi. Họa di ra, rít họa lã, gạ bi. Họa di rô, na ga tê. Họa di rô, na bà vê. Họa di ra, sam bà vê. Họa di rô, họa di rị na. Họa di rảm, hoa phạ, đô mạ mạ. Sá rị rảm, sá ra phạ, sát ta phạ năng. Tả ca da, bi ri, vi suýt đi. Sất da, hoa phạ, đô mi, sát na. Sá ra phạ, ga ti, bi rị suýt đi. Sá ra phạ, tát thá ga đa, sất da mi. Sá ma, sa phạ, sát dăn tu. Sạt hoa, tát thá ga đa. Sá ma, sá phạ sa, đi sắc si tê.
Um ! Sất đi da, sất đi da. Bút đi da, bút đi da. Vi bút đi da, vi bút đi da. Bồ đà da, bồ đà da. Vi bồ đà da, vi bồ đà da. Mô ca da, mô ca da. Vi mô ca da, vi mô ca da. Suýt đà da, suýt đà da. Vi suýt đà da, vi suýt đà da. Sa măn tá, tát bi ri, mô ca da. Sa măn đá da, sa mi, bi ri suýt đi. Sá ra phạ, tát thá ga đá, sam ma da, hất rị đà da. Đi sắc sá na, đi sắc si tê.
Um ! Muýt đơ ri, muýt đơ ri, mạ hạ muýt đơ ra. Mạn đà ra, bá na. Đi sắc si tê. Sóa ha .
Thuyết chú
xong, đức Phật bảo:
“- Này Thiên đế! Môn Như Lai Quán Đảnh Thanh Tịnh Chư
Thú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni này tám mươi tám câu
chi trăm ngàn hằng sa chư Phật đã tuyên thuyết, và nghiêm
mật thủ hộ, tùy hỉ ngợi khen. Tất cả Như Lai đều
đồng ấn khả.
Nếu có Tì kheo, tì kheo
ni, thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào thọ
trì hoặc đọc tụng, do công đức ấy, những tội ngũ
nghịch, thập ác trong trăm ngàn muôn kiếp đều được tiêu diệt,
sẽ chứng quả A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Kẻ ấy trong hiện
tại sẽ được túc mạng trí, rồi sanh từ cõi trời này
đến cõi trời khác, từ cõi Phật này đến cõi
Phật khác.
Kẻ ấy sẽ được
chư Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế
Chí xoa đầu thọ ký, thường ở nơi đạo tràng, nghe hiểu
và thọ trì chánh pháp. Kẻ ấy 3 nghiệp thân, ngữ, ý hằng
thanh tịnh, tâm an vui, thân khổ dứt trừ, được những xúc
giác nhẹ lành, thọ mạng tăng thêm, không bị hoạnh tử.
Kẻ ấy sẽ được chư
thiên thần hộ vệ, chư Bồ Tát từ ái, chư Phật hệ niệm.
Người thọ trì chú này sẽ đến cõi Địa ngục, ngạ
quỷ, Diêm Ma vương đọc tụng, các tội phạm nơi đó
đều được giải thoát, cảnh giới trống rỗng, các cung trời, cung điện
BồTát, cung điện cõi Phật đều mở cửa rước người thọ
trì vào.
- Tại sao thế? Bởi môn đà ra ni này hay trừ sạch tội ngũ nghịch, thập
ác của chúng sanh.
-Hay cứu tất cả
sự khổ nạn trong cảnh Diêm Ma, bàng sanh, ngạ
quỷ, địa ngục, hay độ thoát tất cả chúng sanh nghiệp
dày phước mỏng, nghèo nàn, hèn hạ, đau bịnh, tàn tật, yểu thọ, xấu
xa, câm ngọng, đui điếc.
-Hay cứu vớt các
loại A Tu La, Dạ Xoa, La Sát, Phú Đơn Na (6), Ca
Tra Phú Đơn Na (7), các thân quỷ thần…
-Cho
đến hay độ thoát các loài thủy tộc, phi cầm, tẩu thú, rắn rết,
ruồi muỗi, côn trùng. Các chúng sanh ấy tùy phận sẽ được sanh lên
các cảnh giới an lành, và lần lượt đều được chứng
quả giải thoát.
-Này Thiên Đế! Nếu có người thọ trì chú này, từ kiếp hiện
tại trở về sau, vĩnh viễn lìa khỏi ác đạo, thường sanh
trong dòng quý tộc ở cõi người, hoặc sanh lên cõi
trời, cho đến được cùng 10 phương chư Phật ở một chỗ, cùng
chư Bồ Tát làm bạn lành, và kết cuộc sẽ chứng
quả Vô Thượng Đẳng Giác.
-Này Thiên Đế! Môn Phật Đảnh Tôn Thắng đà ra ni của ta đây có
đủ thần lực uy thế, công đức rộng lớn như mặt
trời kiết tường, như châu ma ni trong sạch sáng suốt, không
bợn nhơ, tùy ở chỗ nào phóng ánh quang minh làm sáng sạch nơi đó. Lại
nữa, như 7 báu thù thắng ở thế gian, tất cả hàng vua quan dân
chúng đều quý trọng ưa thích, nhìn không chán. Môn đà ra ni
này cũng thế, nếu thọ trì đọc tụng, biên chép, hoặc cúng
dường, kẻ ấy sẽ được vô lượng công đức, tất cả thiên, long
bát bộ đều kính ưa, quý trọng.
-Này Thiên Đế! Hàng vua quan tứ chúng nếu biên chép đà ra ni này để
trong tháp 7 báu, nơi bảo tòa sư tử, nơi tháp ngã tư đường, hoặc nơi
đầu phướn cao, lại dùng các thứ hoa, hương, anh lạc, y
phục, thức ăn uống, thuốc men cúng dường, kẻ ấy công đức vô
lượng vô biên, phước trí không thể tính kể.
Kẻ ấy là đích tử của
Phật, là Bồ Tát Ma Ha Tát, vì cứu vớt được vô lượng chúng
sanh đi qua đi lại nơi đó. Nếu có chúng sanh nào phạm
tội tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác, các trọng giới và tất cả tội
nặng, ưng đọa tam đồ thọ khổ mà đi ngang qua tháp hoặc phướn có để đà
ra ni này, được một điểm bụi hay một chút gió từ tháp phướn ấy dính nhiễm đến
thân mình, hoặc được bóng tháp phướn che thì tất cả tội nặng đều tiêu trừ,
sanh về cõi trời hưởng sự vui thắng diệu, hoặc tùy
duyên sanh về Tịnh Độ.
Kẻ nào thường thọ trì đà ra ni này khi sắp tụng niệm dùng
nước rửa tay, nước đó rơi xuống đất rưới nhằm các loài trùng kiến, các vật loại
ấy đều được nhờ ảnh hưởng công đức sanh lên cõi trời. Cho
nên các hàng Tì Kheo, Tì Kheo Ni, thiện nam, tín
nữ nếu trai giới thanh tịnh, sáu thời thọ trì đà ra ni
này, thì các tội tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác cùng tất cả các
tội nặng trong ba đời thảy đều được tiêu diệt, được chư
Phật Bồ Tát xoa đầu thọ ký.
Bấy giờ đã quá nửa đêm, Diêm Ma La Vương, Hộ Thế Tứ Thiên
Vương, Đao Lợi Thiên Vương, Dạ Ma Thiên Vương, Đâu
Suất Đà Thiên Vương, Hóa Lạc thiên vương, Tha Hóa Tự Tại
Thiên vương, Phạm Thiên Vương, Đại Phạm Thiên Vương... suất
lãnh quyến thuộc trăm ngàn muôn ức, đem theo hương, hoa và
các thứ trang nghiêm, đến nhiễu quanh bên hữu Phật 7 vòng, đảnh
lễ nơi chân, rồi hiến dâng thức cúng dường. Lễ kính đã
xong, lại thưa thỉnh rằng:
“- Bạch đức Thế Tôn! Chúng con nghe Như Lai diễn
thuyết môn Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni nên đến đây xin
thỉnh thọ và tùy thuận lời dạy mà thủ hộ. Cúi xin đấng Thiên
Nhơn Sư vì chúng con mà nói các pháp yếu về thần
chú này, để cho sự thọ trì của chúng con được thông
suốt và thành tựu.”
Đức Phật bảo vua Diêm Ma La và các vị thiên vương:
“- Lắng nghe! Ta sẽ vì các ông mà giải thuyết:
* Nếu có chúng sanh nào bị khổ nạn, tội chướng cực
nặng, không ai cứu hộ, nên chọn ngày trăng sáng, tắm gội, mặc y
phục sạch sẽ, thọ bát quan trai giới, quỳ trước tượng
Phật tụng đà ra ni này 1.080 biến thì tất cả tội nghiệp, chướng nạn đều tiêu
diệt. Kẻ ấy sẽ được thanh tịnh giải thoát, được môn Tổng
Trì Đà Ra Ni, biện tài vô ngại.
* Nếu kẻ nào tuy chưa trì tụng, mà chỉ nghe âm thanh của đà ra ni này
lọt vào tai, tức liền thành hạt giống Phật. Ví như một
chút kim cang rớt xuống đất, tất lần lượt xuyên lọt đến
nơi bản tế mới dừng, đất tuy dày không thể làm trở ngại. Thần
chú này cũng thế, khi đã lọt vào tai, liền huân tập khiến
cho lần lần thành quả chánh giác, phiền não tuy nặng cũng
không thể ngăn che. Dù kẻ ấy bị đọa vào cõi Địa Ngục, Ngạ
quỉ, bàng sanh cũng không bị nghiệp báo làm cho hạt
giống đó tiêu mất, mà còn nương sức thần chú lần lượt tiến
tu cho đến khi thành Phật.
* Nếu chúng sanh nào một phen nghe được Đà Ra Ni này, qua
kiếp hiện tại sẽ không còn bị các tật bịnh và các sự khổ não,
cũng không còn thọ thân bào thai, tùy theo chỗ hóa
sanh hiện nơi hoa sen. Từ đó về sau, ngũ nhãn lần
lần thanh tịnh, được túc mạng trí, kiết sử tiêu trừ,
sẽ chứng quả vô thượng đẳng giác.
* Nếu có kẻ nào mới chết, hoặc chết đã lâu, có người tụng 21 biến đà ra ni
này vào một nắm đất hoặc cát, rải lên thi hài, kẻ ấy sẽ được sanh về
10 phương Tịnh Độ. Như người chết thần thức đã bị đọa
vào địa ngục, ngạ quỉ, bàng sanh, khi đất cát ấy dính
vào hài cốt, cũng được thoát khỏi ác thú, sanh lên cõi
trời.
* Nếu chúng sanh nào mỗi ngày tụng chú này 21 biến, ưng
tiêu được sự cúng dường rộng lớn của tất cả thế gian, khi
xả báo thân sẽ sanh về thế giới Cực Lạc, kẻ nào thường
niệm tụng sẽ được tăng thọ mạng, hưởng sự vui thù thắng,
tương lai sanh về 10 phương Tịnh Độ, nghe pháp mầu,
được thọ ký, ánh sáng nơi thân chiếu tất cả cõi Phật, và
chứng Đại Niết Bàn.
* Nếu muốn được oai lực tự tại, hành giả dùng các thứ bột như
bột nếp, bột gạo v.v.. nắn thành hình người để 8 phương
hướng nơi đàn tràng, ngày đêm đối tám phương mà tụng chú, tất cả
sẽ được như ý.
* Nếu nước lụt dâng, hướng về phương đó tụng chân ngôn này 108
biến cầu nguyện, thì nước sẽ rút lui.
* Nếu bị nạn vua, nạn quan, nạn binh, nạn giặc cướp, nạn khẩu
thiệt, tụng chú này 21 biến vào năm thứ nước thơm, đem rưới trên
đảnh Phật, các nạn sẽ tiêu diệt.
* Nếu chúng sanh nào tướng mạng yểu, muốn cầu sống lâu, nên chọn ngày
trăng sáng, trai giới, tắm gội, mặc y phục sạch, tụng
chú này đủ 1.080 biến, sẽ được trường thọ, tất cả tội
chướng đều trừ diệt.
* Nếu có người tụng chú này một biến vào lỗ tai của bất kỳ
loài cầm thú nào, thì sanh loại ấy kiếp đó không còn thọ
thân cầm thú, dù nó có nghiệp nặng sẽ bị đọa vào địa ngục,
cũng được thoát ly.
* Nếu kẻ nào bị bịnh trầm trọng, chịu nhiều đau khổ, được nghe đà ra
ni này, sẽ lìa bịnh khổ, tội chướng tiêu diệt. Cho
đến các chúng sanh trong bốn loài nghe được chú
này đều xả bịnh khổ, lìa thân bào thai, hóa
sanh nơi hoa sen, tùy theo chỗ sanh, nhớ biết đời trước
không quên mất.
* Nếu có chúng sanh nào vừa mới khôn lớn, đã tạo các thứ tội tứ
trọng, ngũ nghịch, thập ác, cho đến lúc tuổi già,
tự suy nghĩ biết mình do nghiệp ác này sau
khi mãn phần sẽ đọa vào địa ngục A Tỳ, chịu sự khổ
lớn trải qua nhiều kiếp, rồi xoay vần luân hồi trong 3
đường ác không ai cứu vớt. Người ấy nên chọn ngày rằm, tắm gội mặc y
phục tinh khiết, dùng cái bát bằng vàng, bạc hoặc đồng, lượng chứa
ước một thăng, đựng nước trong sạch để trước tượng
Phật, thọ giới Bồ Tát, trì trai thanh tịnh. Nơi đàn
tràng, mình đứng ở phương Đông hướng về tượng Phật ở phương
Tây, đảnh lễ chí thành sám hối. Rồi tụng đà ra ni này 1.080 biến
giữa chừng không gián đoạn, kế đó dùng nước ấy rưới bốn phương và trên
dưới, nguyện cho tất cả đồng được thanh tịnh. Làm phép này xong, tất
cả tội chướng đều được tiêu diệt, thoát khỏi nghiệp
báo địa ngục tam đồ, vua Diêm Ma La buông tha, thần Tư Mạng
vui đẹp, không sanh giận trách, trở lại chắp tay cung
kính, tùy hỉ ngợi khen công đức.
* Nếu muốn cứu độ người tội nặng, nên chọn ngày rằm, tụng
chú này vào mật hoặc sữa 1.080 biến, rồi cho người đó ăn. Làm như thế,
đương nhơn sẽ tiêu trừ tội chướng sanh về cõi lành, lần
lượt tiến tu, chứng quả vô thượng đẳng giác.
* Nếu tụng 21 biến chân ngôn này gia trì vào tăm xỉa răng,
rồi đem dùng có thể trừ bịnh đau răng, được mạnh khỏe, thông
minh, trường thọ.
* Nếu muốn cứu độ tội khổ của loài súc sanh, nên gia
trì chú này vào cát hoặc đất vàng 21 biến, rồi rải trên mình chúng và bốn
phương, tội chướng của chúng nó sẽ tiêu diệt.
* Nếu có chúng sanh nào muốn được phước đức đầy đủ,
muốn cầu tài bảo xứng ý, muốn cứu hộ mình và người nên khởi
lòng lành, mỗi ngày phát nguyện sám hối, đối trước tượng
Phật, kiết ấn tụng chú này bảy biến, tâm không tán
loạn, mắt nhìn tượng Phật không di động, rồi đem công
đức ấy hồi thí cho tất cả chúng sanh. Tác pháp và
có tâm lành như thế, quyết định sẽ được như nguyện, tăng phước
lộc trong hiện tại, cho đến cả những đời sau.
* Nếu hành giả ở nơi đàn tràng mỗi ngày ba thời, mỗi
thời tụng chú này 21 biến gia trì vào chén nước sạch, rồi
dùng tâm trân trọng bưng chén nước uống. Làm như thế sẽ tiêu
trừ các bệnh, sống lâu trăm tuổi, giải mọi oán kết, tiếng nói thanh
diệu, biện tài thông suốt, mỗi đời thường được Túc Mạng Thông,
nhớ biết tiền kiếp. Nếu đem chén nước ấy rưới trong phòng nhà, cho
đến chỗ chuồng trâu, ngựa, thì nơi đó sẽ được oai lực của chân
ngôn giữ gìn an ổn, trừ các nạn: la sát, rắn, rồng. Như đem chén
nước ấy, miệng tụng chú rưới trên đảnh người bịnh và cho bịnh nhơn
uống, các thứ bịnh nặng sẽ tiêu trừ.
* Nếu muốn tiêu trừ các tai chướng, nên dùng vải lụa vụn năm sắc, kết
làm cây phất trần. Kế đó tụng chú nơi cây phất, quét bụi
nơi tượng Phật và kinh. Thường làm như thế, chướng nạn của
mình sẽ tiêu, mà tội nghiệp của chúng sanh cũng
được trừ diệt.
* Nếu bị nhiều khẩu thiệt, tai tiếng phát khởi, nên dùng châu sa hòa
với bạch mật, hoặc đường cát trắng, tụng chú vào đó 21 biến, rồi đem
thoa vào môi 100 tượng Phật. Làm như thế khẩu thiệt, tai
tiếng sẽ tiêu trừ.
* Nếu vợ chồng chán ghét nhau, muốn được hòa thuận, tụng
chú vào vải hay lụa 21 biến, đem may áo cho chồng hoặc vợ mặc, làm như
thế, vợ chồng sẽ hòa thuận.
* Nếu người nam hay nữ bị ma quỉ khuấy rối, hoặc phần âm yêu
đắm, quyến luyến không tha, nên giữ chánh
niệm vừa tụng chú vừa xoa khắp mình nạn nhân, kế đó lấy tay vỗ
vào thân, ma quỉ liền bỏ chạy.
* Nếu người nữ không có ai đến cưới hỏi, nên dùng muối tốt sạch, tụng
chú vào đó 108 biến, rồi đem cúng dường hiện tiền tăng, tất
sẽ được như ý.
* Nếu chỗ ở có quỷ thần dữ khuấy rối, nên tụng
chú vào thức ăn 21 biến rồi đem cúng thí cho ăn. Trong khi ấy
lại nói: "Nay tôi cúng thí cho các vị, như không làm tổn
hại chúng sanh thì tùy ý ở lại, nếu làm tổn
hại thì phải mau đi nơi khác". Nếu quỷ thần hung hãn
không nghe lời, nên dùng nọc sắt dài 12 ngón tay, tụng chú vào
đó 21 biến rồi đem đóng xuống đất. Làm như thế, các quỷ thần dữ phải
chạy ra khỏi địa giới.
* Nếu có bệnh nhân bị tinh mị dựa vào, kẻ cứu hộ nên nhìn chăm
chú vào mặt người bịnh mà tụng đà ra ni này, tinh mị sẽ xuất ra.
* Nếu có quỷ La Sát hoặc các loài quỷ dữ vào quốc giới gây đau bịnh,
làm khủng bố và não loạn dân chúng, nên xưng
niệm Tam Bảo, ngày đêm tụng trì chú này, kiết ấn Phật
Đảnh Tôn Thắng rải khắp bốn phương, thì các tai
nạn đều tiêu diệt, làm như thế, cũng cứu được chúng
sanh thọ khổ ở tam đồ.
* Nếu muốn thí nước cho loài ngạ quỷ, tụng chú này vào nước sạch
7 biến, rồi rải khắp 4 phương, tâm tưởng miệng nói, cầu cho chúng
được thọ dụng, thì các ngạ quỷ sẽ được uống nước cam lộ.
* Nếu người nào buôn bán ế ẩm, muốn được khách hàng chiếu cố, thường kiết
ấn tụng chú này 21 biến, an trí tượng Phật nơi chỗ
tinh sạch kín đáo mà cúng dường, tất sẽ được như ý.
* Nếu người nào mỗi ngày 3 thời, mỗi thời tụng chú này 21
biến, cung kính cúng dường, chí tâm thọ trì, vì người khác
giải nói, người ấy sẽ được an vui, sống lâu, không bịnh, phát sanh trí
huệ được túc mạng thông, khi lâm chung như ve thoát xác,
liền được sanh về thế giới Cực Lạc, tai không còn nghe tiếng địa
ngục, huống chi bị sa đọa. Kẻ ấy sẽ tuần tự tiến trên đường đạo
quả cho đến khi thành Phật.
Đức Phật bảo vua Diễm La và các vị thiên vương:
- Nếu chúng sanh nào muốn lập đàn trì đà ra ni này, nên dùng đất vàng
trộn với nước thơm mà bôi trên mặt đàn, đàn tràng vuông vức
mỗi bề rộng 4 cánh tay, dùng dây lụa năm sắc bao quanh 3 lớp, tụng
chú vào hạt cải trắng, hoặc nước thơm rải bốn bên. Bốn góc đàn
để bốn bình nước tinh sạch, các bình nước lượng lớn nhỏ đều phải đồng nhau.
Giữa đàn rải các thứ hoa, đốt các thứ hương, thắp các đèn dầu có chất
thơm. Trước tượng Phật, dùng những đồ đựng đẹp sạch, đựng các thức
ăn như cơm trắng, nếp, sữa, đường, hoặc các thứ hoa quả cúng
dường. Hành giả nên mặc y phục sạch, giữ giới bồ
tát, không nên ăn các thứ ăn có sắc đen. Mỗi thời kiết ấn trì
chú này 108 biến, nếu có thể 1.080 biến. Trì tụng như thế sẽ
được tiêu các tội chướng, tăng trưởng phước đức căn lành,
sanh về các cõi Tịnh Độ, và được thọ ký thành Phật.
Muốn kiết ấn Phật Đảnh Tôn Thắng nên chắp hai tay lại, hai
ngón trỏ co vào lòng bàn tay, hai ngón cái áp vào lóng giữa ngón trỏ là ấn
thành.
Khi kiết ấn này tụng chú 108 biến, tức là đã cúng
dường thừa sự 88 cu chi hằng hà sa na do tha trăm ngàn
chư Phật, được chư Phật khen ngợi, xưng là Phật tử.
Nếu người nào mỗi ngày kiết ấn, tụng chú này 108 biến sẽ được 10
phương chư Phật thọ ký, quyết định không còn nghi. Như mỗi
ngày kiết ấn tụng được 1080 biến, kẻ ấy sẽ được thân kim
cang bất hoại, mau thành đạo quả.
Hành giả nào mỗi ngày thường trì chú này, rồi kiết
ấn đối 4 phương, mỗi phương tụng chú một biến, rải một lượt sẽ
được tất cả thiên, long, quỷ thần cung kính ủng hộ, nhan
sắc tươi đẹp, sự cần dùng tùy niệm sẽ được chư thần xui cho
đem đến, phước đức vô lượng, công đức vô biên, chư
Phật ngợi khen, tùy ý sanh về 10 phương Tịnh Độ.
Tóm lại, công lực của Tôn Thắng Đà Ra Ni vô cùng, có
thể tùy nguyện ứng dụng, không thể tả xiết!
Đức Phật bảo thiên đế và đại chúng:
- Môn Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni đây trong thời mạt
pháp nếu có hàng vua quan tứ chúng, y đúng pháp thức lập đàn thọ
trì và cúng dường, đó gọi là tu Bố Thí độ. Khi lập đàn tu
hành, giữ ba nghiệp thanh tịnh, không phiền não giận hờn,
là trì giới độ và nhẫn nhục độ, mỗi ngày trì niệm không gián
đoạn biếng trễ là tinh tấn độ. Chuyên y theo pháp tắc, một
lòng không loạn là thiền định độ. Bố thí đàn tràng đúng
pháp, thông hiểu phép thọ trì, khéo lượng chừng độ, biết việc
nên làm hoặc không nên làm là Bát Nhã độ.
- Này Thiên Đế và đại chúng! Nếu y theo lời dạy
mà kiến lập pháp sự, tức sẽ đầy đủ 6 pháp ba la mật. Các ông nên
xoay vần khai thị, khiến cho chúng sanh được nhiều lợi
ích, chứng quả bồ đề!
Khi đức Phật nói pháp môn này xong, thiên
đế, Thiện Trụ và chư thiên lãnh giáo trở về thiên
cung. Thiện Trụ thiên tử y theo lời dạy mà thọ trì mãn
7 ngày, dùng thiên nhãn quán sát, tự thấy tội báo của mình
đều tiêu trừ, phuớc thọ ở cõi trời càng tăng thêm vô lượng.
Ông vui mừng khấp khởi, cả tiếng khen ngợi rằng: "Kỳ diệu thay
Phật Đà! Kỳ diệu thay Đạt Mạ! Kỳ diệu thay Tăng
Già! Kỳ diệu thay sức chú ấn Phật Đảnh Tôn Thắng đà ra
ni, hay trừ diệt tất cả khổ ách, khiến cho tôi thoát
khỏi các ác báo như thế!"
Liền đó ông đến trình bạch lại việc ấy với Thiên Đế, thỉnh ngài
cùng thiên chúng xuống cõi Diêm Phù tạ
ơn Phật. Thiên Đế suất lãnh Thiện Trụ và hàng tùy
thuộc, đem các thứ hương, hoa, phướn, lọng, y phục, và anh
lạc quý đẹp, ngồi xe báu bay xuống vườn Thệ Đa Lâm, đảnh lễ cúng
dường Phật. Hành lễ xong lại chắp tay, đi nhiễu
quanh Như Lai trăm ngàn vòng, rồi đứng qua một bên, dùng các lời
kệ ca ngợi công đức của đức Thế Tôn.
Bấy giờ đức Như Lai đưa cánh tay sắc vàng, xoa đầu Thiện Trụ
thiên tử, dùng tiếng hòa nhã nói những lời pháp yếu và thọ
cho bồ đề ký.
Đức Phật dạy rằng:
"-Kinh này tên là: TỊNH-NHỨT-THIẾT ÁC-ĐẠO, PHẬT-ĐẢNH TÔN-THẮNG ĐÀ-RA-NI.
Các ông nên thọ trì.”
(4) Thất thánh tài: lòng tin, giới hạnh, sự nghe pháp, hổ với bên ngoài, tự thẹn bên trong, xả bỏ, trí huệ.
(5) Bát nạn:
1. địa ngục
2. Ngạ quỷ
3. bàng sanh
4. câm ngọng, đui điếc
5. Sanh trước Phật hay sau Phật (vào thời không có Phật pháp)
6. Sanh Bắc Cu Lư Châu
7. Sanh Vô Tưởng thiên
8. Thế Trí Biện Thông.
(6) Phú Đơn Na (PŪTANA) dịch xú ngạ quỷ, thường làm bịnh nóng.
(7) Ca Tra Phú Đơn Na (KATA PŪTANA) dịch là Kỳ xú quỉ, thường làm bịnh kêu khóc và gây tai nạn.
Hai loài quỉ này thân hình rất xấu xa, hôi hám.
Kinh
Phật-Đảnh Tôn-Thắng
Đà-Ra-Ni
PHẦN
LƯU THÔNG
Thiên Đế và đại
chúng vui mừng đảnh lễ, tín thọ phụng hành.
CHUNG
LỜI SAU
CÙNG
Môn Phật
Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni, đời Đường có quan thị ngự sử Võ Triệt thường
trì tụng, sau nghe bạn đồng liêu là Tưởng Hình cũng thọ trì,
nhưng văn cú và ngôn âm phần lớn đều sai khác; hỏi ra quan Thị Ngự Sử
Tưởng Hình thọ học với ông Vương Khai Sĩ, và Vương Khai Sĩ lại
được ngài Kim Cang Trí Tam Tạng truyền pháp. Trong khi truyền thọ
ngài bảo:
"- Ở Tây Vức cũng
ít có bản này. Ta đem theo Phạn bản đến đây, nên mật truyền lại cho
ông".
Trong niên hiệu Khai
Nguyên, có vị cư sĩ tinh tu ở non Ngũ Đài, người thường gọi là
Vương Sơn Nhơn, cũng trì tụng chú này. Sau vì cầu siêu cho cha,
ông tụng chú đến vài mươi muôn biến, cầu xin được
biết nghiệp báo lành dữ và chỗ sanh của phụ thân.
Nhưng kết cuộc không thấy chi, ông thối tâm muốn ra khỏi
núi. Bỗng gặp một lão nhơn đón lại, bảo:
"Hiền giả tụng
trì thật là cần mẫn, nhưng vì cách Phật lâu xa, văn cú thất
lạc, thiếu sót nhiều. Nên không mau được ứng nghiệm. Nay gặp
nhau đây, tôi xin truyền lại toàn bản của thần chú".
Vương Sơn Nhơn mời
về đảnh lễ và thọ pháp. Lão nhơn dạy:
"Hiền giả tụng
chú bản này độ một ngàn biến sẽ thấy hiệu lực!".
Cư sĩ trì
niệm y theo lời. Vài hôm sau lúc ban đêm, bỗng nghe tiếng ngọc
hoàn bội khua thanh thao, giọng tiêu cầm dìu dặt, lần lần giáng xuống
trước sân nhà, cư sĩ kinh lạ bước ra xem, thấy mấy mươi
thiên nhơn vây quanh ủng hộ một vị thiên tiên tướng
mạo siêu phàm đi đến. Vị thiên tiên hỏi:
"-Người biết ta
chăng?"
Cư sĩ thưa:
"-Kẻ dung phàm này
mới được hân hạnh diện kiến!".
Thiên tiên nói:
"-Ta là phụ
thân của người, năm rồi người trì tụng Tôn Thắng đà ra ni, ta
được nhờ phước lực sanh lên cõi trời. Mấy hôm nay, y phước lại
tăng gấp bội hơn trước, ta được làm vua trong hàng thiên tiên. Bản chú
ngươi vừa trì tụng công hiệu thật không thể nghĩ bàn!"
Nói xong, tất cả đồng
bay về thượng giới, cư sĩ vui mừng, cúi lạy tiễn đưa. Từ đó
về sau càng thêm tinh tấn.
Cũng vào thời đó, tại
Đông Đô có ông Vương Thiếu Phủ tụng chú Tôn Thắng theo bản của
ngài Phật Đà Ba Lỵ đã vài muôn biến, một đêm, ông mộng thấy
vị Phạn tăng đi đến bảo: "Nhơn giả tụng
niệm rất tinh thành, nhưng tiếc vì chú văn còn thiếu, nên công
hiệu kém!"
Thiếu Phủ đảnh
lễ cầu thỉnh bản chú văn đầy đủ. Phạm tăng từ bi chấp
thuận, khẩu truyền từng câu chân ngôn. Sau khi đã thông
thuộc tất cả, ông bái tạ đưa vị Phạm tăng ra khỏi cửa, nhìn qua
trời sáng như ban ngày. Thiếu Phủ trở vào nhà thấy tôi tớ còn đang nằm
ngủ.
Vừa lúc ông chợt
tỉnh giấc, vội gọi kẻ đồng bộc trách bảo trời đã sáng sao chưa thức dậy?
Chúng đáp rằng mới vừa
nửa đêm. Lúc ấy ánh sáng bỗng tắt, trở lại đêm tối như cũ.
Thiếu Phủ nhớ cơn thần mộng, lấy làm lạ, nhắm mắt tụng thần chú mấy
biến thấy vẫn thông suốt. Từ đó, ông y theo khẩu truyền của
vị Phạm tăng mà thọ trì.
Trong niên hiệu Thiên Bảo năm đầu, Thiếu Phủ đang nằm nơi tư thất, chợt tắt
hơi. Vì nơi ngực còn ấm, người nhà không dám tẫn liệm. Đến 7 hôm sau, ông
bỗng sống lại. Lúc ấy, kẻ háo sự trong thành bảo nhau đến hỏi
về duyên cớ tái sanh. Tiếng đồn lan ra, Vưong Khai
Sĩ và Vương Sơn Nhơn lúc ấy ở Đông Đô không quen
biết nhau, cũng đồng đến thăm viếng. Trước mặt các quan
khách, Vương Thiếu Phủ trần thuật như sau:
“- Tôi vừa nằm nghỉ, chợt hôn mê, thấy có 2 sứ giả đến dẫn đem
đi. Được vài mươi dặm, đến một gốc đại thọ, 2 sứ giả dùng lại
tạm nghỉ, tôi cũng ngồi xuống theo. Bỗng nhớ tới chú Tôn Thắng, tôi liền
nhắm mắt tụng luôn 21 biến. Lúc mở mắt nhìn quanh, không thấy
2 sứ giả đâu cả.
Giây lát, có 4 vị khác
đi đến quỳ thưa rằng: "Không biết ngài tu theo diệu pháp nào,
khiến cho 2 sứ giả dẫn độ đều được sanh lên cõi trời?" Tôi đáp:
"Tệ nhơn chỉ tụng Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni".
Bốn vị ấy cầu
thỉnh:
"Xin ngài vì
chúng đệ tử tụng trì, cứu vớt cho khỏi vòng khổ nạn!" Tôi cũng
nhắm mắt tụng 21 biến, lúc mở mắt ra, lại không thấy bốn vị đó.
Khoảnh khắc giữa hư không, có tiếng binh đao, một vị thần mặc
tử bào, mang giáp trụ, quân thị vệ đông đảo, đến trước quỳ thưa rằng:
"Tôi là thần Ngũ Đạo Minh Ty, địa vị tuy tôn quý,
nhưng vẫn còn nhiếp về thần đạo. Sáu vị kia nhờ pháp
lực của ngài, đều được sanh lên cõi trời.
Xin mời ngài hạ cố đến
tệ cư trì tụng, khiến cho đệ tử và chúng sanh nơi đó được
nhờ phước ấm, đồng sanh lên thiên giới".
Theo vị thần, tôi đi đến
một khu thành quách to rộng, chu vi ước độ vài mươi dặm. Trong thành
có rất đông tội nhơn, mang gông xiềng họp lại nơi sân rộng trước cung điện, có
lẽ đang chờ khảo tra xử phạt. Vị thần dạy quân bày tòa cao đẹp, làm lễ
thỉnh tôi lên ngồi, còn chính mình quỳ nơi trước, phía dưới, chắp
tay lắng nghe.
Tôi liền định
tâm chí thành tụng đủ 49 biến, khi mở mắt ra nhìn bốn bề
không thấy một ai cả, chỉ có gông xiềng đứt nát nằm ngổn ngang chung
quanh. Còn đang kinh ngạc, bỗng có 4 sứ giả đến bảo tôi rằng:
"Đức vua dạy mời
ông đi nơi khác, vì ông đã làm rối loạn, phá hư trật
tự chốn minh ty của chúng tôi". Kế đó họ đưa tôi vào
một hang núi, và tôi được hoàn hồn sống lại.
Sự tái
sanh này chắc cũng nhờ oai lực không thể nghĩ bàn của Phật
Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni.”
Vương khai Sĩ và Vương Sơn Nhơn nghe nói, mỗi người đều đọc bản chú
của mình để so sánh với bản chú của Vương Thiếu Phủ thì thấy đồng
nhau như một bản. Cả ba đều vui mừng, cùng nhau khánh hạ. Vương sơn Nhơn
nói:
"Bản của
tôi thọ giáo nơi vị thánh công nơi non Ngũ Đài".
Vương Thiếu Phủ bảo:
"Tôi thọ học bản
chú này với vị thần tăng".
Vương Khai
Sĩ nói:
"Còn bản của tôi
được thọ truyền bởi ngài Kim Cang Trí Tam Tạng, hiện Phạm văn bối
diệp hiện còn lưu trữ".
Ai nấy nghe nói
đều kinh ngạc, khen là chuyện hy hữu.
Ngoài ra lại còn chuyện ông Trương Diệc trì chú Tôn
Thắng cứu được cha mẹ khỏi khổ địa ngục, sanh lên cõi
trời. Chuyện ông Trương Thừa Phước trì chú này khi bị minh
ty đến bắt, đã không thọ khổ mà còn cứu vớt được tội nhơn ở cõi âm
được siêu thoát. Truyện vài vị tăng trì chú Tôn Thắng cảm
được xá lợi hiện và rất nhiều cảnh giới lành.
Những chuyện trên đây có ghi chép trong tập Gia Cú Linh
Nghiệm Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni Ký. Sau tập này có chép bản
văn đầy đủ của chú ấy, gọi là Cụ Túc Bản. Bút giả y theo Cụ
Túc Bản so sánh với phiên âm của các bản khác, và tra
cứu từ điển để dịch ra Việt ngữ cho đúng với Phạm âm.
Riêng bản dịch
của Pháp-Thiên Tam-Tạng nhan đề: Tối-Thắng
Phật-Đảnh Đà-Ra-Ni
so với Cụ túc Bản văn cú đã đồng lại có phần rộng hơn. Sau
khi hiệu kiểm, bút giả lại ghi thêm vào những văn
cú mà Cụ-túc-bản không có để được càng đầy đủ.
PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ RA NI
KỆ TÁN
Kính lễ Thích-Ca Đại-Điều-Ngự
Tiếp-dẫn Tây-phương Tam-Thánh-Tôn
Mười-phương tám mươi tám cu-chi
Hằng-sa chư Phật đều tuyên thuyết
Thanh-Tịnh Chư-Thú Vô-Cấu-Quang
Phật-Đảnh Tôn-Thắng môn thần diệu
Hay trừ tất cả các tội chướng
Xuất-sanh phước-trí rộng vô biên
Độ thoát ba cõi cùng sáu đường
Khiến được tuỳ tâm lên bỉ-ngạn
Nay con chí thành xin thọ trì
Nguyện thoát Ta-Bà sanh Cực-Lạc.
Nam mô Phật-Đảnh Tôn-Thắng Hội-Thượng-Phật Bồ-Tát . (3 lần)
Phật-Đảnh Tôn-Thắng Đà-Ra-Ni
Nam-mô ba ga pha tê. Sạt hoa tát răn, lô ky da. Bơ ra di, vi ti sắc tra da. Bút đà da, ba ga pha tê. Tát đi da tha !
Um ! Bút rum, bút rum, bút rum. Suýt đà da, Suýt đà da. Vi suýt đà da, vi suýt đà da. Á sá ma, sá ma. Sa măn tá, phạ hoa sát. Sa phả ra na, ga ti, ga gạ na. Soa phạ hoa, vi suýt đi. Á vi chuân da, du măn. Sạt hoa tát thá ga đá. Sú ga da. Phạ ra, phạ ca nã. A mi rị tá, bi sá cu. Ma ha muýt đơ ra, măn đa ra, ba na.
Um ! Á hạ ra, á hạ ra. A du săn, đà ra ni. Suýt đà da, suýt đà da. Ga ga na, xoa phạ hoa, vi suýt đi. U sắc ni sá, vi ca da, vi suýt đi. Sá hạ sa ra, ra sa mi, săn tô ni tê. Sá ra hoa, tát thá ga đa. A hoa lô ki ni. Sạt hoa tát thá ga đa, mát tê. Sá tra, bá ra mi tá. Ba rị, bủ ra ni. Na sá, bủ mi bơ ra, đi sắc si tê. Sá ra hoa, tát thá ga đa, hất rị đà da. Đi sắc sá na. Đi sắc si tê.
Um ! Muýt đơ ri, muýt đơ ri, ma ha muýt đơ ri. Hoa di ra, ca da. Săn hạ đa nã, vi suýt đi. Sá ra hoa, ca ma, phạ ra na, vi suýt đi. Ba ra, đu ri ca ti, bi ri, vi suýt đi. Bơ ra ti na, hoa ra đá da, a dục suýt đi. Sa ma dã, đi sắc sá na, đi sắc si tê.
Um ! Ma ni, ma ni, mạ hạ ma ni. Á ma ni, á ma ni. Vĩ ma ni, vĩ ma ni, mạ hạ vĩ ma ni. Mát đi, mát đi, mạ hạ mát đi. Tát thá đá, bủ đa. Cu thi, vi ri suýt đi. Vĩ sa phổ ra, bút đi, vi suýt đi.
Um ! Hi hi. Dá ra, dá ra. Vĩ dá ra, vĩ dá ra. Sa ma ra, sa ma ra. Sa phạ ra, sa phạ ra. Sá ra phạ, bút đa. Đi sắc sá na. Đi sắc si tê. Suýt đi, suýt đi. Họa di ri, họa di ri, mạ hạ họa di ri. Á họa di ri. Họa di ra, gạ bi. Dá ra, gạ bi. Vĩ da ra, gạ bi. Họa di ra, rít họa lã, gạ bi. Họa di rô, na ga tê. Họa di rô, na bà vê. Họa di ra, sam bà vê. Họa di rô, họa di rị na. Họa di rảm, hoa phạ, đô mạ mạ. Sá rị rảm, sá ra phạ, sát ta phạ năng. Tả ca da, bi ri, vi suýt đi. Sất da, hoa phạ, đô mi, sát na. Sá ra phạ, ga ti, bi rị suýt đi. Sá ra phạ, tát thá ga đa, sất da mi. Sá ma, sa phạ, sát dăn tu. Sạt hoa, tát thá ga đa. Sá ma, sá phạ sa, đi sắc si tê.
Um ! Sất đi da, sất đi da. Bút đi da, bút đi da. Vi bút đi da, vi bút đi da. Bồ đà da, bồ đà da. Vi bồ đà da, vi bồ đà da. Mô ca da, mô ca da. Vi mô ca da, vi mô ca da. Suýt đà da, suýt đà da. Vi suýt đà da, vi suýt đà da. Sa măn tá, tát bi ri, mô ca da. Sa măn đá da, sa mi, bi ri suýt đi. Sá ra phạ, tát thá ga đá, sam ma da, hất rị đà da. Đi sắc sá na, đi sắc si tê.
Um ! Muýt đơ ri, muýt đơ ri, mạ hạ muýt đơ ra. Mạn đà ra, bá na. Đi sắc si tê. Sóa ha .
UM! BÚT RUM! HÙM!
(21 lần... hoặc 108 lần)
LIÊN TỤC TRONG VÒNG 7 NGÀY , ĐỂ TRỪ TẤT CẢ "KHẨU NGHIỆP" ĐỐI VỚI "CHA MẸ", CHƯ TĂNG...LẠI CŨNG ĐỐNG CỬA TẤT CẢ "ÁC-ĐẠO", MỞ ĐƯỜNG NHƠN, THIÊN, NIẾT BÀN CHO NHỨT THIẾT CHÚNG SANH.
LÀM ĐƯỢC NHƯ VẬY, THÌ CÓ THỂ "TRUYỀN-BÁ LƯU THÔNG" BỘ KINH NẦY KHẮP PHÁP GIỚI CHÚNG-SANH.
XƯNG TÁN
Phật-Đảnh Tôn-Thắng
Công-đức Hằng-sa
Phá không ác đạo cảnh Diêm-la
Rải rác Mạn-đà-la
Độ thoát Ta-Bà
Về cõi thắng Liên-Hoa.
Nam Mô Tuyên-Dương Tôn-Thắng Diệu-Môn Bát-Thập Bát-Cu-Chi Hằng-Hà-Sa Chư Phật. (3 lần)
VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT
Quang, thọ khó suy lường,
Sáng lặng khắp mười phương.
Thế Tôn Vô Lượng Quang,
Cha lành cõi Liên ban.
Thần lực chẳng tư nghì,
Sống lâu A tăng kỳ.
A-Di-Đà Như Lai,
Tiếp dẫn lên liên đài.
Cực Lạc cõi thuần tịnh,
Công đức lạ trang nghiêm.
Nơi tất cả quần sanh,
Vượt lên ngôi Bất thối.
Mười phương hằng sa Phật.
Đều ngợi khen Vô Lượng.
Cho nên nay chúng con,
Nguyện sanh về An Dưỡng.
NAM MÔ LIÊN TRÌ HẢI HỘI PHẬT BỒ TÁT (3 lần)
NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT
(1.080 CÂU)
VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHÂN NGÔN
NAM MÔ RÁT NA TRA DẠ DA.
NAM MÔ A RỊ DA. A MI TÁ BÀ DA. TÁT THA GA TÁ DA. A RA HA TI. SAM DẮT SAM BUÝT ĐÀ DA. TÁT DA THA.
UM ! A MI RỊ TI. A MI RỊ TÔ NA BÀ VÊ. A MI RỊ TÁ SAM BÀ VÊ. A MI RỊ TÁ GA BÊ. A MI RỊ TÁ SUÝT ĐÊ. A MI RỊ TÁ SI TÊ. A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÊ.
A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÁ GA MI NỊ. A MI RỊ TÁ GÀ GA NA KY TI CA LI. A MI RỊ TÁ LÔ ĐÔ VI SA PHẠ LI. SẠT VA RỊ THÁ SA ĐÀ NI. SẠT VA MA CA LI. SA KHẤT SÁ DU CA LI. SÓA HA.
UM! BÚT RUM! HÙM!
(21 lần)
HỒI HƯỚNG
Con nguyện lâm chung không chướng ngại,
A Di Đà đến rước từ xa.
Quán Âm cam lồ rưới nơi đầu
Thế Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát na lìa ngũ trược,
Khoảng tay co duỗi đến liên trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền CHỨNG Vô Sanh Nhẫn,
Không rời An Dưỡng lại Ta Bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần lao làm Phật sự,
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành tựu.
NHỨT TÂM QUY MẠNG ÐẢNH LỄ: Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A-Di-Ðà Như-Lai biến pháp giới Tam bảo (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG ÐẢNH LỄ: Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng, TRÚC LIÊN BỔN THẤT, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng (1 lạy)
Chuyên tụng PHẬT-ĐẢNH TÔN-THẮNG ĐÀ-RA-NI cũng được vãng sanh, nhưng vì câu chân ngôn dài khó nhiếp tâm hơn sáu chữ hồng danh, nên sau khi trì chú lại tiếp niệm Phật.
Về cách trì niệm, Bút-giả lại phối hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho Thiền, Tịnh được dung hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ cạn đến sâu:
1 – KÝ SỐ NIỆM: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng nghe, ghi nhớ từ 1 đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là KÝ SỐ.
2 – CHỨNG SỐ NIỆM: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi nhớ từ 1 đến 10. Niệm đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó gọi là CHỨNG SỐ. Lúc này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng chuyên nhứt.
3 – CHỈ QUÁN NIỆM: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền tạp, duy yên tĩnh lắng nghe, gọi là CHỈ. Khi yên tĩnh đã lâu, tâm muốn hôn trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội khổ, gọi cha mẹ cứu vớt. Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là QUÁN. Hai cách nầy cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép CHỈ, hôn trầm dùng phép QUÁN.
4 – TỊCH TĨNH NIỆM: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là TỊCH TĨNH NIỆM.
Pháp thức niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng ngại trong lúc hành trì, Bút-giả đã suy tư nghiên cứu, vạch ra một đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong nó đem lợi ích lại cho hàng liên hữu.
Có lời khen rằng:
Hạ bối căn non, kém hiểu biết,
Ngũ nghịch, thập ác, gây nhiều nghiệp
Phá giới, phạm trai, trộm của Tăng,
Không tin Ðại Thừa, báng Chánh Pháp.
Lâm chung tướng khổ hội như mây,
Ưng đọa A Tỳ vô lượng kiếp.
Thiện hữu khuyên xưng niệm Phật danh
Di Đà hóa hiện tay vàng tiếp.
Mười niệm khuynh tâm đến bảo trì,
Luân hồi từ ấy thoát trường kỳ.
Mười hai đại kiếp hoa sen nở
Đại nguyện theo với tiếng đại bi.
THƠ TỊNH ĐỘ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN TÂM
NHƯ Ý KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT
KINH PHẬT-ĐẢNH TÔN-THẮNG ĐÀ-RA-NI
LỜI SAU CÙNG
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Môn Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni, đời Đường có quan thị ngự sử Võ Triệt thường trì tụng, sau nghe bạn đồng liêu là Tưởng Hình cũng thọ trì, nhưng văn cú và ngôn âm phần lớn đều sai khác; hỏi ra quan Thị Ngự Sử Tưởng Hình thọ học với ông Vương Khai Sĩ, và Vương Khai Sĩ lại được ngài Kim Cang Trí Tam Tạng truyền pháp. Trong khi truyền thọ ngài bảo:
"- Ở Tây Vức cũng ít có bản này. Ta đem theo Phạn bản đến đây, nên mật truyền lại cho ông".
Trong niên hiệu Khai Nguyên, có vị cư sĩ tinh tu ở non Ngũ Đài, người thường gọi là Vương Sơn Nhơn, cũng trì tụng chú này. Sau vì cầu siêu cho cha, ông tụng chú đến vài mươi muôn biến, cầu xin được biết nghiệp báo lành dữ và chỗ sanh của phụ thân. Nhưng kết cuộc không thấy chi, ông thối tâm muốn ra khỏi núi. Bỗng gặp một lão nhơn đón lại, bảo:
"Hiền giả tụng trì thật là cần mẫn, nhưng vì cách Phật lâu xa, văn cú thất lạc, thiếu sót nhiều. Nên không mau được ứng nghiệm. Nay gặp nhau đây, tôi xin truyền lại toàn bản của thần chú".
Vương Sơn Nhơn mời về đảnh lễ và thọ pháp. Lão nhơn dạy:
"Hiền giả tụng chú bản này độ một ngàn biến sẽ thấy hiệu lực!".
Cư sĩ trì niệm y theo lời. Vài hôm sau lúc ban đêm, bỗng nghe tiếng ngọc hoàn bội khua thanh thao, giọng tiêu cầm dìu dặt, lần lần giáng xuống trước sân nhà, cư sĩ kinh lạ bước ra xem, thấy mấy mươi thiên nhơn vây quanh ủng hộ một vị thiên tiên tướng mạo siêu phàm đi đến. Vị thiên tiên hỏi:
"-Người biết ta chăng?"
Cư sĩ thưa:
"-Kẻ dung phàm này mới được hân hạnh diện kiến!".
Thiên tiên nói:
"-Ta là phụ thân của người, năm rồi người trì tụng Tôn Thắng đà ra ni, ta được nhờ phước lực sanh lên cõi trời. Mấy hôm nay, y phước lại tăng gấp bội hơn trước, ta được làm vua trong hàng thiên tiên. Bản chú ngươi vừa trì tụng công hiệu thật không thể nghĩ bàn!"
Nói xong, tất cả đồng bay về thượng giới, cư sĩ vui mừng, cúi lạy tiễn đưa. Từ đó về sau càng thêm tinh tấn.
Cũng vào thời đó, tại Đông Đô có ông Vương Thiếu Phủ tụng chú Tôn Thắng theo bản của ngài Phật Đà Ba Lỵ đã vài muôn biến, một đêm, ông mộng thấy vị Phạn tăng đi đến bảo: "Nhơn giả tụng niệm rất tinh thành, nhưng tiếc vì chú văn còn thiếu, nên công hiệu kém!"
Thiếu Phủ đảnh lễ cầu thỉnh bản chú văn đầy đủ. Phạm tăng từ bi chấp thuận, khẩu truyền từng câu chân ngôn. Sau khi đã thông thuộc tất cả, ông bái tạ đưa vị Phạm tăng ra khỏi cửa, nhìn qua trời sáng như ban ngày. Thiếu Phủ trở vào nhà thấy tôi tớ còn đang nằm ngủ.
Vừa lúc ông chợt tỉnh giấc, vội gọi kẻ đồng bộc trách bảo trời đã sáng sao chưa thức dậy?
Chúng đáp rằng mới vừa nửa đêm. Lúc ấy ánh sáng bỗng tắt, trở lại đêm tối như cũ. Thiếu Phủ nhớ cơn thần mộng, lấy làm lạ, nhắm mắt tụng thần chú mấy biến thấy vẫn thông suốt. Từ đó, ông y theo khẩu truyền của vị Phạm tăng mà thọ trì.
Trong niên hiệu Thiên Bảo năm đầu, Thiếu Phủ đang nằm nơi tư thất, chợt tắt hơi. Vì nơi ngực còn ấm, người nhà không dám tẫn liệm. Đến 7 hôm sau, ông bỗng sống lại. Lúc ấy, kẻ háo sự trong thành bảo nhau đến hỏi về duyên cớ tái sanh. Tiếng đồn lan ra, Vưong Khai Sĩ và Vương Sơn Nhơn lúc ấy ở Đông Đô không quen biết nhau, cũng đồng đến thăm viếng. Trước mặt các quan khách, Vương Thiếu Phủ trần thuật như sau:
“- Tôi vừa nằm nghỉ, chợt hôn mê, thấy có 2 sứ giả đến dẫn đem đi. Được vài mươi dặm, đến một gốc đại thọ, 2 sứ giả dùng lại tạm nghỉ, tôi cũng ngồi xuống theo. Bỗng nhớ tới chú Tôn Thắng, tôi liền nhắm mắt tụng luôn 21 biến. Lúc mở mắt nhìn quanh, không thấy 2 sứ giả đâu cả.
Giây lát, có 4 vị khác đi đến quỳ thưa rằng: "Không biết ngài tu theo diệu pháp nào, khiến cho 2 sứ giả dẫn độ đều được sanh lên cõi trời?" Tôi đáp: "Tệ nhơn chỉ tụng Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni".
Bốn vị ấy cầu thỉnh:
"Xin ngài vì chúng đệ tử tụng trì, cứu vớt cho khỏi vòng khổ nạn!" Tôi cũng nhắm mắt tụng 21 biến, lúc mở mắt ra, lại không thấy bốn vị đó.
Khoảnh khắc giữa hư không, có tiếng binh đao, một vị thần mặc tử bào, mang giáp trụ, quân thị vệ đông đảo, đến trước quỳ thưa rằng: "Tôi là thần Ngũ Đạo Minh Ty, địa vị tuy tôn quý, nhưng vẫn còn nhiếp về thần đạo. Sáu vị kia nhờ pháp lực của ngài, đều được sanh lên cõi trời.
Xin mời ngài hạ cố đến tệ cư trì tụng, khiến cho đệ tử và chúng sanh nơi đó được nhờ phước ấm, đồng sanh lên thiên giới".
Theo vị thần, tôi đi đến một khu thành quách to rộng, chu vi ước độ vài mươi dặm. Trong thành có rất đông tội nhơn, mang gông xiềng họp lại nơi sân rộng trước cung điện, có lẽ đang chờ khảo tra xử phạt. Vị thần dạy quân bày tòa cao đẹp, làm lễ thỉnh tôi lên ngồi, còn chính mình quỳ nơi trước, phía dưới, chắp tay lắng nghe.
Tôi liền định tâm chí thành tụng đủ 49 biến, khi mở mắt ra nhìn bốn bề không thấy một ai cả, chỉ có gông xiềng đứt nát nằm ngổn ngang chung quanh. Còn đang kinh ngạc, bỗng có 4 sứ giả đến bảo tôi rằng:
"Đức vua dạy mời ông đi nơi khác, vì ông đã làm rối loạn, phá hư trật tự chốn minh ty của chúng tôi". Kế đó họ đưa tôi vào một hang núi, và tôi được hoàn hồn sống lại.
Sự tái sanh này chắc cũng nhờ oai lực không thể nghĩ bàn của Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni.”
Vương khai Sĩ và Vương Sơn Nhơn nghe nói, mỗi người đều đọc bản chú của mình để so sánh với bản chú của Vương Thiếu Phủ thì thấy đồng nhau như một bản. Cả ba đều vui mừng, cùng nhau khánh hạ. Vương sơn Nhơn nói:
"Bản của tôi thọ giáo nơi vị thánh công nơi non Ngũ Đài".
Vương Thiếu Phủ bảo:
"Tôi thọ học bản chú này với vị thần tăng".
Vương Khai Sĩ nói:
"Còn bản của tôi được thọ truyền bởi ngài Kim Cang Trí Tam Tạng, hiện Phạm văn bối diệp hiện còn lưu trữ".
Ai nấy nghe nói đều kinh ngạc, khen là chuyện hy hữu.
Ngoài ra lại còn chuyện ông Trương Diệc trì chú Tôn Thắng cứu được cha mẹ khỏi khổ địa ngục, sanh lên cõi trời. Chuyện ông Trương Thừa Phước trì chú này khi bị minh ty đến bắt, đã không thọ khổ mà còn cứu vớt được tội nhơn ở cõi âm được siêu thoát. Truyện vài vị tăng trì chú Tôn Thắng cảm được xá lợi hiện và rất nhiều cảnh giới lành.
Những chuyện trên đây có ghi chép trong tập Gia Cú Linh Nghiệm Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni Ký. Sau tập này có chép bản văn đầy đủ của chú ấy, gọi là Cụ Túc Bản. Bút giả y theo Cụ Túc Bản so sánh với phiên âm của các bản khác, và tra cứu từ điển để dịch ra Việt ngữ cho đúng với Phạm âm.
Riêng bản dịch của Pháp-Thiên Tam-Tạng nhan đề: Tối-Thắng
Phật-Đảnh Đà-Ra-Ni so với Cụ túc Bản văn cú đã đồng lại có phần rộng hơn. Sau khi hiệu kiểm, bút giả lại ghi thêm vào những văn cú mà Cụ-túc-bản không có để được càng đầy đủ.
Mong rằng việc làm này, đem nhiều lợi ích cho người trì tụng.
ÐÔI LỜI PHI LỘ
Ba tạng Kinh-điển của Phật-giáo hiện nay gồm có đến hơn vạn quyển. Trong ấy, những Kim-ngôn của Ðấng Ðiều-Ngự và huyền-nghĩa của chư Tổ, hàm ẩn Ðạo-lý thâm thúy vô biên. Muốn du ngoạn trong bể Phật-pháp bao la, hay lên đỉnh non thánh-giáo để nhìn khắp nơi bằng tầm mắt càn-khôn-nhất-lãm, phải phí nhiều thời giờ và tâm lực, mà giữa cuộc sống nhiều vướng bận ngày nay, ít ai làm nổi. Vì lẽ ấy, đã từ lâu bút giả có ý muốn gom góp phần tinh yếu của thánh-giáo viết ra thành tập, để giúp những vị mến đạo mầu của Ðức Thế-Tôn, có sự hiểu biết khái quát về pháp Phật. Và ý định nầy đã được thực hiện từ năm 1963, nhân lúc sắp sửa ra đảm nhận trường Phật-Học Huệ-Nghiêm.
Nội dung của toàn tập PHẬT HỌC TINH YẾU sau đây gồm có nhiều thiên, mỗi thiên phân thành nhiều chương, và mỗi chương bao hàm nhiều mục. Ðó là hệ thống phân biệt để duyệt giả dễ ghi nhận. Ðiều đáng chú ý là phần trích dẫn những Kinh-luận trong đây, nghĩa lý nó không có tánh cách nhất định. Tại sao thế? Bởi giáo pháp của thánh-nhân nói ra đều tùy thời tùy cơ để dắt dìu, phá chấp. Có thể một lời thuyết giáo đối với căn cơ nầy thích hợp nhưng với cơ khác không thích hợp, với thời gian trước tiện nghi song với thời nay không tiện nghi. Cho nên một vị tôn túc đã bảo: “Y theo Kinh giải nghĩa là oan cho chư Phật ba đời, nhưng lìa Kinh một chữ tức đồng với ma thuyết”. Vậy chỗ thu thập của người khéo học Phật là không chấp Kinh, không bỏ Kinh, như người đời đã bảo: “Khôn chết, dại cũng chết, duy biết mới sống”. Và người khéo học Phật cũng đừng chấp lý bỏ sự, hay chỉ theo sự quên phần lý. Về việc được ý quên lời nầy, duy mỗi người tự thể hội, không thể nói hết được.
“Trần chẳng tương quan, bể cả nương dâu mặc thay đổi.
Lòng không sở đắc, thông xanh mây trắng tự vui nhàn”.
Xin mượn hai câu nầy để chúc sự thành tựu của duyệt giả sau khi đọc xong toàn tập PHẬT HỌC TINH YẾU.
Ngày 12-8-1965
Tỳ-khưu Thiền Tâm, tự Liên Du
PHÁP YẾU TU HÀNH
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
Yếu điểm của đường tu
Gồm hai phần Sự, Lý
Lý tu là sửa tâm
Cho hợp với chân lý
Sự tu chỉnh ba nghiệp
Giúp chứng cảnh chân như
Sửa tâm là dứt trừ
Nghiệp tham, ái, nóng, giận
Si mê cùng tật đố
Ngã mạn với kiêu căng
Chớ chạy theo hình thức
Say đắm nẻo lợi danh
Chuộng địa vị, quyền hành
Khoe thông minh, tài giỏi
Phải sanh lòng giác ngộ
Niệm thanh tịnh từ bi
Dõng tiến mà kiên trì
Sáng suốt mà khiêm hạ
Tự nghĩ mình xưa nay
Ðã tạo nhiều tội chướng
Chịu nhẫn nhục, sám hối
Biết an phận, tùy duyên
Duyên tốt chẳng kiêu khoe
Duyên xấu không thối não
Bình tỉnh mãi tiến tu
Như bơi thuyền ngược nước
Về biển Tát Bà Nhã
Ðến Bảo Sở an vui
Ðó là phần tu tâm
Hợp với lý giải thoát
Sự tu là thân nghiệp
Lễ kính Phật sám hối
Khẩu nghiệp trì chú kinh
Hoặc niệm Phật khen ngợi
Ý nghiệp giữ thanh tịnh
Mật tu môn Lục Niệm
Nguyện đền đáp bốn ân
Nguyện mình cùng chúng sanh
Sanh cõi vui thành Phật
Ðời đời gặp chánh Pháp
Tu sáu độ muôn hạnh
Tâm Bồ Ðề độ sanh
Trần kiếp không thối chuyển
Tu Sự mà bỏ Lý
Làm sao mở chân tâm?
Tu Lý mà phế Sự
Cũng không thể thành Phật !
Tu Sự chẳng chấp TƯỚNG
Thì tức SẮC là KHÔNG
Tu Lý không bỏ Sự
Ðó tức KHÔNG là SẮC
Lý chính thật Chân-Không
Sự là phần Diệu-Hữu
Chân-Không tức Diệu-Hữu
Diệu-Hữu tức Chân-Không
Nếu chưa đạt lẽ nầy
Thà tu hành chấp CÓ
Ðừng cầu cao bác tướng
Mà lạc vào Ngoan-Không
Ðây chính hầm khổ đọa
Kẻ thông minh đời nay
Ða số mắc lỗi nầy
Xưa có sư Tông-Thắng
Tài huệ biện cao siêu
Vì ỷ giỏi kiêu căng
Nên bị nhục chiết phục
Hỗ thẹn muốn tự tận
Thọ thần hiện thân khuyên
“ Sư nay đã trăm tuổi
Tám mươi năm lầm lạc
May nhờ gặp Thánh nhân
Huân tu mà học đạo
Tuy có chút công đức
Mà lòng hay bỉ ngã
Ỷ thông minh biện bác
Lấn người không khiêm hạ
Lời cao hạnh chưa cao
Nên phải bị quả báo
Từ đây nên tự kiểm
Ít lâu thành trí lạ
Các THÁNH đều tồn tâm
NHƯ LAI cũng như vậy ”
Lại có kẻ đua tướng
Tranh Thượng Tọa ,Ni Sư
Mượn thuyết pháp, tụng kinh
Ðể mưu cầu lợi dưỡng
Dành đệ tử, chùa chiền
Lập bè đảng, quyến thuộc
Thấy có ai hơn mình
Liền thị phi tật đố
Hại Thầy Bạn, phản Ðạo
Lừa dối hàng tín tâm
Lời nói thật rất cao
Việc làm thật rất thấp
Lý Sự đều sai trái
Hạng ấy hiện rất nhiều
Tạo biển khổ thêm sâu
Khiến đau lòng tri-thức
Lý, Sự đại lược thế
Công đức làm sao được?
Phật là ÐẠI-Y-VƯƠNG
Pháp là DIỆU-TIÊN-DƯỢC
Là phương-thuật rất mầu
Là như-ý bảo châu
Hay trừ nạn nghèo khổ
Khiến cho được giàu vui
Hay trừ tất cả bệnh
Khiến mau được bình phục
Hay trừ nạn yểu số
Khiến thọ-mạng dài lâu
Hay khỏi các tai ách
Như bão lụt, binh lửa
Giặc cướp cùng tà ngoại
Ác thú với độc xà
Các yêu ma , quỷ mị
Nạn động đất, xe, thuyền
Những phù-chú ếm-đối
Ðều phá tiêu tan hết
Cho đến trừ tội chướng
Sanh trưởng phước huệ to
Cứu chúng đọa Tam Ðồ
Siêu lên bờ giải thoát
Chuyên tụng một phẩm Kinh
Một Chân-Ngôn, hiệu Phật
Thì thành tựu các nguyện
Thỏa mãn các mong cầu
Chỉ sợ người không tin
Hoặc tin mà không sâu
Lại ngại không thực hành
Hoặc hành không bền lâu
Hoặc tuy hành bền lâu
Không chí tâm khẩn cầu
Chí tâm là không vọng
Trì niệm quên thân tâm
Lặng lẽ dứt phân biệt
Không trong, ngoài, người, cảnh
Khi đi, đứng, thức, ngủ
Chẳng bỏ câu trì niệm
Lúc hưỡn, gấp, an, nguy
Cũng vững vàng trì niệm
Cho đến khi sắp chết
Vẫn như thế trì niệm
Ðắc, thất đều do đây
Cần chi hỏi tri thức
Không hành như trên đây
Phật cũng khó cứu vớt
Huống nữa là phàm Tăng
Giúp ích được gì đâu
Nhớ lời Cổ Ðức dạy:
“Ta có một bí quyết
Khẩn thiết khuyên bảo nhau
Là hết lòng thành kính
Nhiệm mầu cực nhiệm mầu ”
Hãy ghi nhớ lời nầy
Lắng lòng suy gẫm sâu
Trời xanh tươi biếc một mầu
Ánh trăng vẫn sáng một mầu xưa nay
Mà sao đời đạo đổi thay
Cỏ hoa đượm nét u-hoài thờ-ơ
“Thuyết pháp bất đậu cơ
Chúng sanh một khổ hải ”
Ðời mạt suy thế đạo lại thêm thương
Sóng dồn bọt biển tà dương
Con thuyền cứu độ khuất đường vân yên
Bụi hồng tung gió đảo điên
Vô tình mai nở diệu hiền cành xuân.
Nam-mô Thánh Trí Hải Biến Chiếu Trang Nghiêm Vương Như-Lai.
NIỆM PHẬT
Phải Phát Lòng Bồ Ðề
Ba cõi không an dường hỏa-trạch
Đâu miền chân-lạc khỏi tang thương?
Người vô thường,
Cảnh vô thường!
Khuyên gọi cùng nhau tỉnh mộng
Quay về bể giác thanh lương.
Khởi lòng bi trí
Nguyện độ mười phương.
Ba tăng-kỳ kiếp tu muôn hạnh.
Bền lòng không thối chuyển
Cầu ngôi vị Pháp-Vương!
Phải Diệt Niệm Buồn Chán
Người hoài bão tâm thương đời, hay kẻ có lòng lo đạo, trên đường chí nguyện thường thường phải trải qua ba giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhứt là tâm nhiệt thành sốt sắng.
Giai đoạn thứ hai là niệm buồn rầu chán nản.
Giai đoạn thứ ba là lòng BI TRÍ tùy cơ.
Nhưng thông thường, những vị hữu tâm ấy hay bỏ cuộc và tiêu tán chí niệm ở đoạn hai, ít ai đi đến đoạn ba. Vượt đoạn hai để đi đến đoạn ba là người có tâm bi trí rộng lớn, như con thần long khi bay lên mây xanh, lúc ẩn nơi lòng biển cả. Nhà Nho gọi điều này là:
"Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng."
Đây là ý nói:
"Bậc chân nho, đời hữu đạo thì đem đạo lưu hành, đời vô đạo lại lui về ở ẩn."
Như đức Khổng Tử khi đem đạo thánh hiền truyền hóa, các vua thời Đông Châu không ai chấp nhận, Ngài lui về viết sách dạy học trò, chí thương lo cứu đời không khi nào bị thối giảm.
Kẻ chưa thấu hiểu thời tiết cơ duyên, chưa suốt được đạo lý này, thường hay chán buồn bi phẫn!
ẨN TU NGẪU VỊNH
57.-Ẩn tu ý Tổ cảm thông tri
Bi trí tuỳ cơ độ Mạt-thì
Đâu phải chấp đua như thế tục
Mà riêng khen Tịnh đạo huyền vi.
NHƯ Ý : Ấn-Quang Pháp sư nói: Chư Phật thấy tất cả chúng sanh là Phật, nên tìm đủ cách để độ thoát Chúng sanh. Chúng sanh thấy Chư Phật là Chúng sanh, nên tìm đủ cách để làm tổn hại.
Chư Phật Bồ tát đã chứng đạo lý Chân-ngã Vô-ngã, nhận rõ tất cả Chúng sanh Hữu tình cho đến vạn vật VÔ TÌNH đều là bản thân bản thể của mình, cho nên vận tâm TRÍ BI, mở muôn cửa Pháp khi Quyền khi Thật, lúc Ẩn lúc Hiện toàn vì thương xót độ sanh, Tuyệt không có Ý hơn thua tranh chấp.
Thở xưa vì người học Đạo phần đông Căn-tánh sáng lẹ, lại nghiệp nhẹ Tâm-thuần hợp với tông Thiền, có thể một đời được ngộ Đạo chứng Đạo, nên chư Bồ Tát Tổ Sư hết sức tuyên dương về TÂM tông.
Giả sử đời này Tu chưa được tỏ Ngộ, thì Chánh pháp còn Thạnh, bậc Tri thức còn đông, trong các Kiếp sau cũng lần đi đến chỗ ngộ Chứng, lúc ấy Thiền Tông được lưu truyền rất thạnh, vượt bỏ các môn phái khác lại đằng sau, đến khi không còn nhìn thấy TÔNG TÍCH NGUỒN GỐC nữa.
Đến Thời Mạt Pháp, quần chúng căn cơ càng lúc càng Kém-tối, cảnh đời và đạo Đức càng lúc càng Suy-mòn, chư cổ Đức quán biết mới tuyên dương Tịnh Tông để cứu thời Mạc-hậu, lúc đầu vì thế lực và tập quán môn tu thiền còn quá thạnh, các ngài phải thì hiện trước NGỘ CHỨNG về Thiền, sau mới Tuyên Dương Tịnh Độ, tuy thế vẫn còn bị bác phá.
Lần lần vì Tịnh Pháp hợp thời cơ, nên thế lực càng lúc càng song hành với Thiền, rồi lấn lướt hơn bên Thiền, nên các Thiền-giả kém suy hiểu, mới phát khởi mối tranh chấp, cảnh phân hóa nguyên do từ đó.
Đời Lương Võ Đế vì luận đạo không hợp cơ, Đức Đạt Ma Tổ Sư bỏ lên ẩn trên non Thiếu Thất, vua Lương-võ hỏi ngài CHÍ CÔNG, một vị Cao Tăng Đắc Đạo vị đó là ai?
Chí-Công đáp, đó là ỨNG THÂN của Bồ Tát Quán-Thế-Âm, bệ hạ không thể mời thỉnh trở về được đâu, lại tương truyền rằng ngài Bát Nhã Đa La, tổ thứ 27 của Thiền Tông ở Ấn Độ, là ỨNG THÂN của Đại-Thế-Chí Bồ Tát.
Đức Quán-Âm, Thế-Chí phụ Đức Phật A-Di-Đà tiếp dẫn chúng sanh về Cực Lạc, chính thức là nhân vật của Tịnh-độ mà khi ỨNG HÓA, vì thuận theo căn cơ để độ sanh cũng PHẢI ỨNG HÓA THÂN trong Thiền-Tông, xem Thế thì biết chư Bồ-tát Tổ-sư đâu có phân biệt ?
Bí quyết đừng xa nghĩ ngợi cầu
Thanh tịnh chí thành trong mấy điểm
LỰC, HÀNH, NGUYỆN THIẾT với TIN sâu.
NHƯ Ý : 3 Điểm TÍN NGUYỆN HẠNH với sự CHÍ THÀNH tu trì là yếu ước của môn Tịnh-Độ, Tuy nói ít song nếu dẫn ra, thì Rộng-rãi Mầu-nhiệm Vô-cùng.
Đạo NHO bảo:
“Phóng Chi Tắc Di Ư Lục Hiệp,
Quyện Chi Tắc Thoái Tàng Ư Mật.”
(Buông ra thì Đầy-cả Đất-trời,
Thâu lại mất Không-còn Hình-tướng.)
Ý nầy đâu khác chi với Đạo-Phật.
Thưa các Vị,
Tám bài cuối xin miễn giảng giải, càng nói lại càng Sai lầm, SAI VỚI ĐẠO, bởi vì đây cũng là Ý sau rốt của người TU, Bút-giả hiện chưa đi đến Địa-vị nầy như Chư Tăng Ni khác, vẫn mong sẽ đắc Ý trước khi VIÊN TỊCH.
101.-Ẩn tu niệm niệm bút sanh hoa
Thi-tứ nguồn tâm một mạch ra
Danh-tự vị nguyên là Phật-nhãn
Non Tây rực rỡ dệt hồng hà.
102.-Ẩn tu trắc trắc, lại bình bình
Niệm đạt vô-tình lẫn hữu tình
Lầu tuyết rã tan ngàn thế giới
Chân trời pháp nhãn lộ bình-minh.
103.-Ẩn tu niệm vỡ chụp pha-lê
Muôn ổn ngàn yên lặng khắp bề !
Riêng một bóng Tăng ngồi tĩnh-tọa
Lâm-viên vừa bặt tiếng sơn khê.
104.-Ẩn tu sừng-sửng cội cây khô
Một ngón Thiên Long, dứt ý-đồ
Phật tử đến thăm như hỏi đạo
A Di Đà Phật lại NAM MÔ.
105.-Ẩn tu nhơn cảnh chợt đều quên
Sáng-rỡ vầng-nga rọi trước thềm
Mùi đạo Lan-thanh riêng tự biết
Kêu mưa đã vắng giọng cưu đêm.
106.-Ẩn tu suối lặng bóng chim qua
Chim nước đều như tự tại hoà
Di Lặc trao cho xem túi vải
Dưới trên đều rỗng, giọng kha kha !!!
107.-Ẩn tu bên viện tiếng chuông dồn!
Sấm nổ Oai âm tỉnh mộng hồn
Chồn nhảy vào hang Sư tử chúa
Sư-Vương lại dạo dã hồ thôn.
108.-Ẩn tu trì niệm tháng năm qua
Đạp lối Sen thanh trở lại NHÀ
Tin-tức ngày nay vừa thấy được
Tiếng chuông Sơn tự bóng trăng tà !
TỰ CẢM
Sáu tám nhọc-nhằn kể xiết chi,
Thăng trầm nhiều nổi chí không di.
Mài giũa cho thành ra ngọc quý,
Mới hay châu nọ thiệt “Ma-ni”.
Một niệm công-thuần hai bốn chẵn,
Cõi tạm khứ-hồi mấy kẻ tri!
Khỉ đến, mèo kêu, ba chuột chạy,
Trần-duyên vĩnh dứt, đoạn sầu bi.
Sáu tám năm qua việc đáng kinh,
Thăng-trầm vùi-dập, lắm tai-tinh.
Chẳng qua một giấc mơ dài ấy,
Mà kiếp phù-sinh tạm múa hình.
Hai bốn năm ròng chuyên NHỨT NIỆM,
DI-ĐÀ sáu chữ phóng quang-minh.
Hôm qua tin-tức trời TÂY báo,
GIỜ MẸO MAI ĐÂY TẠ THẾ TÌNH.
Kệ rằng :
Đời ta chí gởi chốn Liên-trì,
Trần thế vinh-hư sá kể gì.
Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm,
Mừng nay được thấy đức A-DI.
NHỨT TÂM QUY MẠNG ÐẢNH LỄ: Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng, TRÚC LIÊN BỔN THẤT, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng.
UM! BÚT RUM! HÙM!
CHUNG
Phật-Đảnh Tôn-Thắng Đà-Ra-Ni
Nam-mô ba ga pha tê. Sạt hoa tát răn, lô ky da. Bơ ra di, vi ti sắc tra da. Bút đà da, ba ga pha tê. Tát đi da tha !
Um ! Bút rum, bút rum, bút rum. Suýt đà da, Suýt đà da. Vi suýt đà da, vi suýt đà da. Á sá ma, sá ma. Sa măn tá, phạ hoa sát. Sa phả ra na, ga ti, ga gạ na. Soa phạ hoa, vi suýt đi. Á vi chuân da, du măn. Sạt hoa tát thá ga đá. Sú ga da. Phạ ra, phạ ca nã. A mi rị tá, bi sá cu. Ma ha muýt đơ ra, măn đa ra, ba na.
Um ! Á hạ ra, á hạ ra. A du săn, đà ra ni. Suýt đà da, suýt đà da. Ga ga na, xoa phạ hoa, vi suýt đi. U sắc ni sá, vi ca da, vi suýt đi. Sá hạ sa ra, ra sa mi, săn tô ni tê. Sá ra hoa, tát thá ga đa. A hoa lô ki ni. Sạt hoa tát thá ga đa, mát tê. Sá tra, bá ra mi tá. Ba rị, bủ ra ni. Na sá, bủ mi bơ ra, đi sắc si tê. Sá ra hoa, tát thá ga đa, hất rị đà da. Đi sắc sá na. Đi sắc si tê.
Um ! Muýt đơ ri, muýt đơ ri, ma ha muýt đơ ri. Hoa di ra, ca da. Săn hạ đa nã, vi suýt đi. Sá ra hoa, ca ma, phạ ra na, vi suýt đi. Ba ra, đu ri ca ti, bi ri, vi suýt đi. Bơ ra ti na, hoa ra đá da, a dục suýt đi. Sa ma dã, đi sắc sá na, đi sắc si tê.
Um ! Ma ni, ma ni, mạ hạ ma ni. Á ma ni, á ma ni. Vĩ ma ni, vĩ ma ni, mạ hạ vĩ ma ni. Mát đi, mát đi, mạ hạ mát đi. Tát thá đá, bủ đa. Cu thi, vi ri suýt đi. Vĩ sa phổ ra, bút đi, vi suýt đi.
Um ! Hi hi. Dá ra, dá ra. Vĩ dá ra, vĩ dá ra. Sa ma ra, sa ma ra. Sa phạ ra, sa phạ ra. Sá ra phạ, bút đa. Đi sắc sá na. Đi sắc si tê. Suýt đi, suýt đi. Họa di ri, họa di ri, mạ hạ họa di ri. Á họa di ri. Họa di ra, gạ bi. Dá ra, gạ bi. Vĩ da ra, gạ bi. Họa di ra, rít họa lã, gạ bi. Họa di rô, na ga tê. Họa di rô, na bà vê. Họa di ra, sam bà vê. Họa di rô, họa di rị na. Họa di rảm, hoa phạ, đô mạ mạ. Sá rị rảm, sá ra phạ, sát ta phạ năng. Tả ca da, bi ri, vi suýt đi. Sất da, hoa phạ, đô mi, sát na. Sá ra phạ, ga ti, bi rị suýt đi. Sá ra phạ, tát thá ga đa, sất da mi. Sá ma, sa phạ, sát dăn tu. Sạt hoa, tát thá ga đa. Sá ma, sá phạ sa, đi sắc si tê.
Um ! Sất đi da, sất đi da. Bút đi da, bút đi da. Vi bút đi da, vi bút đi da. Bồ đà da, bồ đà da. Vi bồ đà da, vi bồ đà da. Mô ca da, mô ca da. Vi mô ca da, vi mô ca da. Suýt đà da, suýt đà da. Vi suýt đà da, vi suýt đà da. Sa măn tá, tát bi ri, mô ca da. Sa măn đá da, sa mi, bi ri suýt đi. Sá ra phạ, tát thá ga đá, sam ma da, hất rị đà da. Đi sắc sá na, đi sắc si tê.
Um ! Muýt đơ ri, muýt đơ ri, mạ hạ muýt đơ ra. Mạn đà ra, bá na. Đi sắc si tê. Sóa ha .
UM! BÚT RUM! HÙM!
(21 lần... hoặc 108 lần)
USNISA VIJAYA DHARANI
1. NAMO BAGABHÀTÉ,
2. SARVATADRAN LOKIYA
3. PRADI VITISTRAYA
4. BUDDHAYA BAGABHÀTÉ
5. TADYATHA!
6. AUM! BHRUM BHRUM, BHRUM
7. SUDDHÀYA, SUDDHÀYA.
8. VISUDDHÀYA, VISUDDHÀYA.
9. ÁSÀMA, SÀMA.
10. SAMÀNTA BHÀVASAD.
11. SABHÀRANA GATI GAGÀNA.
12. SVABHÀVA VISUDDHI.
13. A'VICANYA DUMAM.
14. SARVÀTATTHA GADÀ.
15. SÙGADA.
16. BHÀRA BHÀCANÀ.
17. AMIRTÁ PISÀKU.
18. MAHA MUDRA MANDARA PANA.
19. AUM! ÁHARA, ÁHÀRA.
20. AYUSÀN DHÀRANI.
21. SUDDHÀYA, SUDDHÀYA.
22. GAGANA SVABHÀVA VISUDDHI.
23. USNISÀ VICAYA, VISUDDHI.
24. SÁHÀSARA RASAMI SANTONITÉ.
25. SÀRAVA TATTHAGÀDA.
26. AVALOKINI.
27. SÀRVATATTHÀGADA MATTÉ
28. SÀTRA PÀRAMITÀ.
29. BARI PÙRANI.
30. NASÀ BÙMIPRA DISSITÉ.
31. SÀRAVA TATTHAGADA H'RIDHÀYA.
32. DISSÀNA.
33. DISSITÉ.
34. AUM! MÙDRI MÙDRI, MAHA MÙDRI.
35. VAJRA CAYA.
36. SAMHÀDANÀ VISUDDHI.
37. SÀRAVA KAMA, BHÀRANA VISUDDHI.
38. PARA DURIKATI BIRI VISUDDHI.
39. PRATINA VARADHÀYA AYÙSUDDHI.
40. SAMAYÀ DISSÀNA DISSITÉ.
41. AUM! MANI MANI, MAHA MANI.
42. ÁMANI, ÁMANI.
43. VIMANI, VIMANI, MÀHA VIMANI.
44. MATDI MATDI, MÀHA MATDI.
45. TATTHÀDA BÙDDHA.
46. KUTHI VIRISUDDHI.
47. VISAPHORA BUDDHI VISUDDHI.
48. AUM! HYHY
49. JÀYA JÀYA
50. VIJÀYA VIJÀYA.
51. SAMARA SAMARA.
52. SABHÀRA SABHÀRA.
53. SÀRABHÀ BUDDHA.
54. DISSANA
55. DISSITÉ.
56. SUDDHI SUDDHI.
57. VÀJRI VÀJRI MÀHÀVAJRI.
58. ÁVÀJRI.
59. VÀJRA GABI.
60. JÀYA GABI.
61. VIJÀYA GÀBI.
62. VÀJRA JVÀLA GÀBI.
63. VÀJRO NAGATÉ
64. VÀJRO NABHÀVÉ.
65. VAJRA SAMBHÀVÉ.
66. VÀJRO VÀJRINA.
67. VÀJRAM VABHÀ DUMÀMÀ.
68. SÀRIRAM SÀRABHÀ SATTABHÀNAIM.
69. TÀCAYA BIRI VISUDDHI.
70. S'YA VABHÀ DUMI SATNA.
71. SÀRABHÀ GATI BIRISUDDHI.
72. SÀRABHÀ TATTHAGÀDA S'YAMI.
73. SÀMA SABHÀ SADYANTU.
74. SARVA TATTHAGADA.
75. SÀMA SÀBHÀSA DISSITÉ.
76. AUM! S'DIYA S'DIYA
77. BUDDHIYA BUDDHIYA.
78. VIBUDDHIYA VIBUDDHIYA.
79. BODDHÀYA BODDHÀYA.
80. VIBODDHÀYA VIBODDHÀYA.
81. MOCAYA MOCAYA.
82. VIMOCAYA VIMOCAYA.
83. SUDDHÀYA SUDDHÀYA.
84. VISUDDHÀYA VISUDDHÀYA.
85. SAMÀNTA TATBIRI MOCAYA.
86. SAMANDHÀYA SAMI BIRISUDHI
87. SÀRABHÀ TATTHAGADÀ SAMAYA H'RIDHÀYA.
88. DISSÀNA DISSITÉ.
89. AUM! MUDRI MÙDRI MAHA MUDRA.
90. MANDÀRA PANA.
91. DISSITÉ.
92.SVÀHÀ.
AUM ! BHRUM, HŪM.
Phật-Đảnh Tôn-Thắng Đà-Ra-Ni
1. Nam-mô ba ga pha tê.
2. Sạt hoa tát răn, lô ky da.
3. Bơ ra di, vi ti sắc tra da.
4. Bút đà da, ba ga pha tê.
5. Tát đi da tha !
6. Um ! Bút rum, bút rum, bút rum.
7. Suýt đà da, Suýt đà da.
8. Vi suýt đà da, vi suýt đà da.
9. Á sá ma, sá ma.
10. Sa măn tá, phạ hoa sát.
11. Sa phả ra na, ga ti, ga gạ na.
12. Soa phạ hoa, vi suýt đi.
13. Á vi chuân da, du măn.
14. Sạt hoa tát thá ga đá.
15. Sú ga da.
16. Phạ ra, phạ ca nã.
17. A mi rị tá, bi sá cu.
18. Ma ha muýt đơ ra, măn đa ra, ba na.
19. Um ! Á hạ ra, á hạ ra.
20. A du săn, đà ra ni.
21. Suýt đà da, suýt đà da.
22. Ga ga na, xoa phạ hoa, vi suýt đi.
23. U sắc ni sá, vi ca da, vi suýt đi.
24. Sá hạ sa ra, ra sa mi, săn tô ni tê.
25. Sá ra hoa, tát thá ga đa.
26. A hoa lô ki ni.
27. Sạt hoa tát thá ga đa, mát tê.
28. Sá tra, bá ra mi tá.
29. Ba rị, bủ ra ni.
30. Na sá, bủ mi bơ ra, đi sắc si tê.
31. Sá ra hoa, tát thá ga đa, hất rị đà da.
32. Đi sắc sá na.
33. Đi sắc si tê.
34. Um ! Muýt đơ ri, muýt đơ ri, ma ha muýt đơ ri.
35. Hoa di ra, ca da.
36. Săn hạ đa nã, vi suýt đi.
37. Sá ra hoa, ca ma, phạ ra na, vi suýt đi.
38. Ba ra, đu ri ca ti, bi ri, vi suýt đi.
39. Bơ ra ti na, hoa ra đá da, a dục suýt đi.
40. Sa ma dã, đi sắc sá na, đi sắc si tê.
41. Um ! Ma ni, ma ni, mạ hạ ma ni.
42. Á ma ni, á ma ni.
43. Vĩ ma ni, vĩ ma ni, mạ hạ vĩ ma ni.
44. Mát đi, mát đi, mạ hạ mát đi.
45. Tát thá đá, bủ đa.
46. Cu thi, vi ri suýt đi.
47. Vĩ sa phổ ra, bút đi, vi suýt đi.
48. Um ! Hi hi.
49. Dá ra, dá ra.
50. Vĩ dá ra, vĩ dá ra.
51. Sa ma ra, sa ma ra.
52. Sa phạ ra, sa phạ ra.
53. Sá ra phạ, bút đa.
54. Đi sắc sá na.
55. Đi sắc si tê.
56. Suýt đi, suýt đi.
57. Họa di ri, họa di ri, mạ hạ họa di ri.
58. Á họa di ri.
59. Họa di ra, gạ bi.
60. Dá ra, gạ bi.
61. Vĩ da ra, gạ bi.
62. Họa di ra, rít họa lã, gạ bi.
63. Họa di rô, na ga tê.
64. Họa di rô, na bà vê.
65. Họa di ra, sam bà vê.
66. Họa di rô, họa di rị na.
67. Họa di rảm, hoa phạ, đô mạ mạ.
68. Sá rị rảm, sá ra phạ, sát ta phạ năng.
69. Tả ca da, bi ri, vi suýt đi.
70. Sất da, hoa phạ, đô mi, sát na.
71. Sá ra phạ, ga ti, bi rị suýt đi.
72. Sá ra phạ, tát thá ga đa, sất da mi.
73. Sá ma, sa phạ, sát dăn tu.
74. Sạt hoa, tát thá ga đa.
75. Sá ma, sá phạ sa, đi sắc si tê.
76. Um ! Sất đi da, sất đi da.
77. Bút đi da, bút đi da.
78. Vi bút đi da, vi bút đi da.
79. Bồ đà da, bồ đà da.
80. Vi bồ đà da, vi bồ đà da.
81. Mô ca da, mô ca da.
82. Vi mô ca da, vi mô ca da.
83. Suýt đà da, suýt đà da.
84. Vi suýt đà da, vi suýt đà da.
85. Sa măn tá, tát bi ri, mô ca da.
86. Sa măn đá da, sa mi, bi ri suýt đi.
87. Sá ra phạ, tát thá ga đá, sam ma da, hất rị đà da.
88. Đi sắc sá na, đi sắc si tê.
89. Um ! Muýt đơ ri, muýt đơ ri, mạ hạ muýt đơ ra.
90. Mạn đà ra, bá na.
91. Đi sắc si tê.
92. Sóa ha .
UM! BÚT RUM! HÙM!
LIÊN TỤC TRONG VÒNG 7 NGÀY , ĐỂ TRỪ TẤT CẢ "KHẨU NGHIỆP" ĐỐI VỚI "CHA MẸ", CHƯ TĂNG...LẠI CŨNG ĐỐNG CỬA TẤT CẢ "ÁC-ĐẠO", MỞ ĐƯỜNG NHƠN, THIÊN, NIẾT BÀN CHO NHỨT THIẾT CHÚNG SANH.
LÀM ĐƯỢC NHƯ VẬY, THÌ CÓ THỂ "TRUYỀN-BÁ LƯU THÔNG" BỘ KINH NẦY KHẮP PHÁP GIỚI CHÚNG-SANH.
USNISA VIJAYA DHARANI SUTRA
(Translated version of Master Buddhapala during the Tang Dynasty)
Thus I have heard, at one time, the Bhagavan (World Honoured One) was dwelling in the city of Shravasti at the Jeta Grove, in the Garden of the Benefactor of Orphans and the Solitary (Ananthapindada) , together with his regular disciples of twelve hundred and fifty great Bhikshus and twelve thousand Maha Bodhisattvas Sangha in all. At that time the devas in Trayastrimsa Heaven were also having a gathering in the Good Dharma Hall. Among them was a devaputra by the name of Susthita who, together with the other great devaputras, was frolicking in the garden and courtyard, enjoying in the supremely wonderful bliss of heavenly life. Surrounded by devis they were extremely happy - singing, dancing and entertaining themselves. Soon after nightfall, Devaputra Susthita suddenly heard a voice in space saying, "Devaputra Susthita, you have only seven days left to live. After death, you will be reborn in Jambu-dvipa (Earth) as an animal for seven successive lives.
Then you will fall into the hells to undergo more sufferings. Only after fulfilling your karmic retribution will you be reborn in the human realm, but to a humble and destitute family, while in the mother's womb you will be without eyes and born blind." On hearing this, Devaputra Susthita was so terrified that his hair stood on end. Tormented and distressed, he rushed over to the palace of Lord Sakra. Bursting into tears and not knowing what else to do, he prostrated himself at the feet of Lord Sakra, telling Lord Sakra of what had happened. "As I was enjoying the frolic of dance and songs with the heavenly devis, I suddenly heard a voice in space telling me that I had only seven days left, and that I would fall into Jambu-dvipa after death, remaining there in the animal realm for seven successive lives.
Following that, I would fall into the various hells to endure greater sufferings. Only after my karmic retribution had been fulfilled would I reborn as a human, and even then I would be born without eyes in a poor and disreputable family. Lord of Heaven, how can I escape from such sufferings?" Lord Sakra immediately calmed his mind to enter Samadhi and made careful observations. Instantly, he saw that Susthita would undergo seven successive evil paths in the forms of a pig, dog, jackal, monkey , python, crow and vulture, all feeding on filth and putrescence. Having seen the seven future rebirth forms of Devaputra Susthita, Lord Sakra was shattered and was filled with great sorrow, but could not think of any way to help Susthita. He felt that only the Tathagata, Arhate, Samyak-sambuddha could save Susthita from falling into the great sufferings of evil destines. Thus, soon after nightfall that very day, Lord Sakra prepared various types of flower wreaths, perfume and incense. Adorning himself with fine deva garments and bearing these offerings, Lord Sakra made his way to the garden of Ananthapindada, abode of the World Honoured One. Upon arrival, Lord Sakra first prostrated himself at the Buddha's feet in reverence, then circumambulated the Buddha seven times clockwise in worship, before laying out his great puja (offerings).
Kneeling in front of the Buddha, Lord Sakra described the future destiny of Devaputra Susthita who would soon fall into the evil paths with seven successive rebirths in the animal realm with details of his subsequent retribution. Instantly, the usnisa (crown of the head) of the Tathagata radiated multiple rays of light, illuminating the world in all ten directions, the light then returned, circling the Buddha three times before entering His mouth. Then the Buddha smiled and said to Lord Sakra, "Lord of Heaven, there is a Dharani known as the 'Usnisa Vijaya Dharani'. It can purify all evil paths, completely eliminating all sufferings of birth and death. It can also liberate all miseries and sufferings of beings in the realms of hell, King Yama and animal, destroy all the hells, and transfer sentient beings onto the virtuos path." "Lord of Heaven, if one hears this Usnisa Vijaya Dharani once, all the bad karma incurred from his previous lives that should cause him to fall into hells will be destroyed altogether. He will instead acquire a fine and pure body. Wherever he is reborn, he will clearly remember the Dharani - from one Buddhahood to another, from one heavenly realm to another heavenly realm.
Indeed, throughout the Trayastrimsa Heaven, wherever he is reborn, he will not forget." "Lord of Heaven, if someone at death's door recalls this divine Dharani, even for just a moment, his lifespan will be extended and he will acquire purification of body, speech and mind. Without suffering any physical pain and in accordance with his meritorious deeds, he will enjoy tranquility everywhere. Receiving blessings from all the Tathagatas, and constantly guarded by devas and protected by Bodhisattvas, he will be honoured and respected by people, and all the evil hindrances will be eradicated." "Lord of Heaven, if anyone can sincerely read or recite this Dharani even for a short period of time, all his karmic retribution which would lead him to suffer in the hells, the animal realm, the realm of King Yama and the hungry ghost realm, will be completely destroyed and eradicated without leaving any trace. He will be free to go to any of the Buddhas' Pure lands and heavenly palace; all gateways leading to the Bodhisattvas' abode are open to him unobstructed." After hearing the above discourse, Lord Sakra immediately appealed to the Buddha, "For the sake of all sentient beings, may the World Honoured One kindly give a discourse on how one's lifespan can be lengthened." The Buddha was aware of Lord Sakra's intention and his eagerness to hear His discourse on this Dharani and so immediately proclaimed the Mantra thus:
"NAMO BHAGAVATE TRAILOKYA PRATIVISISTAYA BUDDHAYA BHAGAVATE. TADYATHA, OM, VISUDDHAYA-VISUDDHAYA, ASAMA-SAMA SAMANTAVABHASA- SPHARANA GATI GAHANA SVABHAVA VISUDDHE, ABHINSINCATU MAM. SUGATA VARA VACANA AMRTA ABHISEKAI MAHA MANTRA-PADAI. AHARA-AHARA AYUH SAM-DHARANI. SODHAYA-SODHAYA, GAGANA VISUDDHE. USNISA VIJAYA VISUDDHE. SAHASRA-RASMI, SAMCODITE, SARVA TATHAGATA AVALOKANI, SAT-PARAMITA, PARIPURANI, SARVA TATHAGATA MATI DASA-BHUMI, PRATI-STHITE, SARVA TATHAGATA HRDAYA ADHISTHANADHISTHITA MAHA-MUDRE. VAJRA KAYA, SAM-HATANA VISUDDHE. SARVAVARANA APAYA DURGATI, PARI-VISUDDHE, PRATI-NIVARTAYA AYUH SUDDHE. SAMAYA ADHISTHITE. MANI-MANI MAHA MANI. TATHATA BHUTAKOTI PARISUDDHE. VISPHUTA BUDDHI SUDDHE. JAYA-JAYA, VIJAYA-VIJAYA, SMARA-SMARA. SARVA BUDDHA ADHISTHITA SUDDHE. VAJRI VAJRAGARBHE, VAJRAM BHAVATU MAMA SARIRAM. SARVA SATTVANAM CA KAYA PARI VISUDDHE. SARVA GATI PARISUDDHE. SARVA TATHAGATA SINCA ME SAMASVASAYANTU. SARVA TATHAGATA SAMASVASA ADHISTHITE, BUDDHYA-BUDDHYA, VIBUDDHYA-VIBUDDHYA, BODHAYA-BODHAYA, VIBODHAYA-VIBODHAYA. SAMANTA PARISUDDHE. SARVA TATHAGATA HRDAYA ADHISTHANADHISTHITA MAHA-MUDRE SVAHA."
(This Usnisa Vijaya Dharani is the improved version with some additions to the original Sanskrit transliteration) Then the Buddha told Lord Sakra, "The above Mantra is known as the 'Purifying All Evil Paths' Usnisa Vijaya Dharani'. It can eliminate all evil karmic hindrances and eradicate the suffering of all evil paths." "Lord of Heaven, this great Dharani is proclaimed together by by Buddhas as numerous as eighty-eight kotis (hundred million) of the grains of sand of the Ganges River.
All Buddhas rejoice and uphold this Dharani that is verified by the wisdom seal of the Maha Vairocana Tathagata. This is because in the evil paths, to liberate them from painful retribution in hell, animal and King Yama's realms; to deliver beings facing immediate danger of falling into the sea of birth and death (samsara); to assist helpless beings with short lifespans and poor fortune and to deliver beings who like to commit all kinds of evil deeds. Moreover, because of its dwelling and being upheld in the Jambu- dvipa world, the power manifested by this Dharani would cause all beings in hells and other evil realms; those with poor fortune and revolving in the cycles of birth and death; those not believing in the existence of good and evil deeds and are deviated from the proper path, to attain deliverance." Again Buddha reminded Lord Sakra, "I now entrust this divine Dharani to you. you should in turn transmit it to Devaputra Susthita. In addition , you yourself should receive and uphold it, recite, contemplate and treasure it, memorise and revere it. This Dharani Mudra should be widely proclaimed to all beings in the Jambu-dvipa world. I also entrust this to you, for the benefit of all heavenly beings, that this Dharani Mudra should be proclaimed.
Lord of Heaven, you should deligently uphold and protect it, never letting it to be forgotten or lost." "Lord of Heaven, if someone hears this Dharani even for just a moment, he will not undergo karmic retribution from the evil karma and severe hindrances accumulated from thousands of kalpas ago, that would otherwise cause him to revolve in the cycles of birth and death - in all kinds of life forms in the evil paths - hell, hungry ghost, animal, realm of King Yama, Asuras, Yaksa, Raksasa, ghosts and spirits, Putana, Kataputana, Apasmara, mosquitoes, gnats, tortoises, dogs, pythons, birds, ferocious animals, crawling creatures and even ants and other life forms. Owing to the merits accrued from hearing for a moment this Dharani, once this very life is over, he will be reborn in the Buddhalands, together with all the Buddhas and Ekajati-pratibaddha Bodhisattvas, or in a distinguished Brahmin or Ksatriya family, or in some other wealthy and reputable family. Lord of Heaven, this man can be reborn in one of the above-mentioned prosperous and reputable families simply because he has heard this Dharani, and hence be reborn in a pure place." "Lord of Heaven, even acquiring the most victorious Bodhimanda is a result of praising the meritorious virtues of this Dharani. Hence, this Dharani is also known as the Auspicious Dharani, which can purify all evil paths. This Usnisa Vijaya Dharani is like a Treasury of Sun Mani Pearl - pure and flawless, clear as space, its brilliance illuminating and all- prevading. If any beings uphold this Dharani, likewise will they be bright and pure. This Dharani is similar to the Jambunada gold - bright, pure, and soft, can not be tainted by filth and well-liked by all who see it.
Lord of Heaven, beings who uphold this Dharani are just as pure. By virture of this pure practice, they will be reborn in the good paths." "Lord of Heaven, where this Dharani dwells, if it is written for distribution, propagated, received and upheld, read and recited, heard and revered, this will cause all evil paths to be purified; miseries and sufferings in all hells will be completely eradicated." Buddha again told Lord Sakra cautiously, "If someone could write this Dharani and place It on the top of a tall banner, high mountain or in a tall building or even keep It in a stupa; Lord of Heaven! If there are bhiksus or bhiksunis, upasakas or upasikas, laymen or laywomen who have seen this Dharani atop the above structures; or if the shadows of these structures should fall on beings who who come near to the structures, or particles of dust from the written Dharani are blown onto their bodies; Lord of Heaven: Should the accumulated evil karma of these beings cause them to fall into the evil paths such as realms of hell, animal, King Yama, hungry ghost, Asura and other, they will all be spared from the evil paths, and they will not be tainted with filth and defilement. Lord of Heaven! Instead, all Buddhas will bestow predictions (Vyakarana) onto these beings who will never regress from the path to Anuttara-samyak-sambodhi (complete enlightenment)." "Lord of Heaven, let alone if one makes various offerings of flower wreaths, perfumes, incense, banners and flags, canopies decorated with gems, clothing, necklaces of precious stones, etc, to adorn and honour this Dharani; and at major routes, if one builds special stupas to house this Dharani, then most respectfully with palms together circumambulates the pagoda, bowing and taking refuge, Lord of Heaven, those who make such offerings are called the great Mahasattvas, Buddha's true disciples, and the pillars of Dharma. Such stupas will be regarded as the Tathagata's complete body sharira-stupa." At that time, in the early part of the night, the ruler of the Hell Realm - King Yama.
came to the abode of the Buddha. First, using various deva garments, beautiful flowers, perfumes and other adornments, he made offerings to the Buddha, then circumambulated the Buddha seven times before prostrating himself at the feet of the Buddha in reverence, saying, "I heard that the Tathagata was giving a discourse in praise of upholding the powerful Dharani; I have come with the intention to learn and cultivate it. I shall constantly guard and protect those who uphold, read and recite this powerful Dharani, not allowing them to fall into hell because they have followed the teachings of the Tathagata." At this time, the four Guardians of the world - the Caturmaharajas (Four Heavenly Kings) circumambulated the Buddha three times, and most respectfully said, " World Honoured One, may the Tathagata kindly explain in detail the way to uphold this Dharani." The Buddha then told the Four Heavenly Kings, "Please listen attentively, for your benefit as well as for the benefit of all beings with short lifespans, I will now explain the method to uphold this Dharani. On a full-moon day - the 15th day of the lunar month, one should first bathe oneself and put on new clothes, uphold the profound precepts and recite this Dharani a 1000 times. This will cause one to lengthen one's lifespan, and be permanently free from the sufferings of illness; all one's karmic hindranceswill be completely eradicated. One will also be liberated from suffering in hell. If birds, animals and other sentient beings hear this Dharani once, they will never again be reborn in these impure and gross body forms once their lives have ended." The Buddha continued, "If someone from a serious disease hears this Dharani, he will be free from the disease.
All other illnesses will also be eradicated, so too will the evil karma that will cause him to fall into the evil paths. He will be reborn in the Land of Ultimate Bliss after the end of his life. From then onwards he will no longer be born from the womb. Instead , wherever he is reborn, he will be born transformed from the lotus flower and would always remember and uphold this Dharani and gain knowledge of his past lives." The Buddha added, "If someone has commited all the severe evil deeds before his death, according to his sinful deeds, he ought to fall into one of these realms of hell, animals, King Yama or hungry ghosts, or even into the big Avici Hells, or be reborn as an aquatic creature, or in one of the many forms of birds and animals. If someone could obtain part of the skeleton of the deceased, and holding a fistful of soil, chant this Dharani 21 times before scattering the soil over the bones, then the deceased will be reborn in heaven." The Buddha further added, "If one can chant this Dharani 21 times daily, one is worthy of accepting all the immense worldly offerings and will be reborn in the Land of Ultimate Bliss after one's death. If one chants this Dharani constantly, one will attain Maha Parinirvana and be able to lengthen one's lifespan besides enjoying the most extraordinary bliss. After one's life is over, one will reborn in any of the wonderful Buddhalands, in constant company of the Buddhas. All Tathagatas will always give discourses on the profound and wonderful truth of Dharma and all World Honoured Ones will bestow predictions of enlightenment upon one. The light illuminating from one's body will pervade all Buddhalands." The Buddha further explained, "To recite this Dharani, one should first, in front of the Buddha's image, use some clean soil to construct a square mandala, the size according to one's wish. On top of the mandala one should spread different kinds of grass, flowers and burn different kinds of quality incense. Then kneeling down with the right knee on the floor, mindfully reciting the Buddha's name and with the hands in the Mudrani symbol, (i.e. each hand bending the forefinger before and pressing it down with the thumb and placing both palms together before the chest) in reverence, one should recite this Dharani 108 times. The showers of flowers would rain down from the clouds and would thus be universally made as offerings to Buddhas as numerous as the grains of sand of eighty- eight million Ganges Rivers. These Buddhas will simultaneously praise, "Ezcellent! Rare indeed! A Buddha's true disciple!" One will instantly attain Unobstructed Wisdom Samadhi and the Great Bodhi Mind Adorned Samadi.
Thus is the way to uphold this Dharani." The Buddha again exhorted Lord Sakra, saying, "Lord of Heaven, the Tathagata uses this expedient means to deliver beings who would otherwise have fallen into hells; to purify all evil paths and to lengthen the lifespans of those who uphold this Dharani. Lord of Heaven, please go back and transmit this Dharani to Devaputra Susthita. After seven days , come to see me with Devaputra Susthita." Thus, at the abode of the World Honoured One, the Lord of Heaven respectfully received this Dharani practice and returned to his heavenly palace to convey it to Devaputra Susthita." Having received this Dharani, Devaputra Susthita kept to the practice as instructed for six days and six nights, after which all his wishes were completely fulfilled. The karma which should have led him to suffer in all the evil paths were all eradicated. He would remain on the Bodhi Path and increase his lifespan for an immeasurable period of time.
Thus, he was extremely delighted, exclaiming aloud in praise, "Extraordinary Tathagata! What a rare and wonderful Dharma! Its efficacy explicity verified! Rare indeed! Truly I have thus obtained deliverance!" When the seven days were over, Lord Sakra brought Devaputra Susthita, together with other heavenly beings, respectfully bearing excellent and wonderful adornment of flower-wreaths, perfumes, incense, jewelled banners, canopies decorated with gemstones, deva-garments and garland of precious stones, approached Buddha's abode and presented their grand offerings. Using heavenly garments and various garlands of precious stones to make offerings to the World Honoured One, they then respectfully circumambulated the Buddha a hundred thousand times, paid homage to the Buddha, then happily took their seats and listened to the Buddha preach the Dharma. The World Honoured One then extended his golden arm and touched the crown of Devaputra Susthita, to whom He not only preached the Dharma but bestowed a prediction of Devaputra Susthita's attainment to Bodhi. Finally, the Buddha said, "This Sutra shall be known as the 'Purifying All Evil Paths' Usnisa Vijaya Dharani'. You should deligently uphold it." On hearing this Dharma, the entire assembly was extremely happy. They faithfully accepted and respectfully practised it.
A Ceremony of Chanting Usnisa Vijaya Dharani (for reference only)
(1) Inviting the Triple Jewel from Ten directions "Namo to the all-encompassing Dharma realm of the universe, the triple jewel of ten directions and of the past, present and future" (3X) (Each 3 times) "Namo Bhagavate Sakyamunaye Tathagataya" "Namo Bhagavate Loka-vistirna-tejesvara-prabhaya Tathagataya" "Namo Bhagavate Bhaisajya-guru-vaidurya-prabha-rajaya Tathagataya" "Namo Bhagavate Pra-bhuta-ratnaya Tathagataya" "Namo Bhagavate Ratna-sikhinya Tathagataya" "Namo Bhagavate Su-rupaya Tathagataya" "Namo Bhagavate Vipula Gatraya Tathagataya" "Namo Bhagavate Abhayam-karaya Tathagataya" 'Namo Bhagavate Amrta Rajaya Tathagataya" "Namo Bhagavate Amitabhaya Tathagataya" "Namo Maitreya Bodhisattvaya" "Namo Great Wisdom Manjusri Bodhisattvaya" "Namo Great Conduct Samanta-bhada Bodhisattvaya' "Namo Great Compassion Aryavalokitesvaraya Bodhisattvaya" "Namo Maha-sthama-prapta Bodhisattvaya" "Namo Great Pure Sea of Bodhisattvas" "Namo Great Vows Ksitigarbha Bodhisattvaya" "Namo Dharma Protector Wei Tuo Bodhisattvaya" "Namo Guarding Host Bodhisattvaya" "Namo all Dharma Guarding Deva Bodhisattvaya" "Namo Usnisa Vijaya Dharani"
(2) Mantra of Offering "Om, Amogha Puja Mani Padma Vajre Tathagata Vilokite Samanta Pra-sara Hum"
(3) Reciting Usnisa Vijaya Dharani
(4) Recite any one or all the following (21-108 times) "Namo Amitabha Buddhaya" "Namo Aryavalokitesvara Bodhisattva" "Namo Ksitigarbha Bodhisattva"
(5) True Words of Universal Transference of Merits "Om, Smara-smara vimala Sara Maha Cakra Vah Hum"
(6) Transference of Merits (a) For individual prayers or prayers on behalf of a person. "May the merits and virtues accrued from this recitation, be transferred to disciple(s) [name(s)], sincerely seeking the blessings and compassion of the triple jewel from ten directions, so that my/our karmic obstruction can be eradicated, be healthy physically and spiritually, my/our wisdom deepened and quickly attain Buddhahood. At the same time, may all my/our friends and foes (and the ones who have passed away [name(s)] be reborn in the good paths of Western Pureland." (b) For use during mass gathering or daily recitation. "May the merits and virtues accrued from these deeds, be transferred everywhere and reached everyone. May all beings and ourselves be born together in the Land of Ultimate Bliss. "May the merits and virtues accrued from these deeds, be transferred to the true and unchanging truth, every mind is in accordance with the truth." "May the merits and virtues accrued from these deeds, be transferred to the highest fruition of Bodhi, every thought is accomplished and perfect to the fruition of Bodhi."
(7) Tree Refuges "To the Buddha I take refuge, may all beings understand the great Way profound ly and bring forth the Bodhi mind." "To the Dharma I take refuge, may all beings deeply enter the Sutra treasury and have wisdom as vast as the sea. "To the Sangha I take refuge, may all beings form great assembly, all in harmony." (Attention! The merits and awesome power of this Mantra is inconceivable, and the effect is also inconceivable. Please remember to recite the Buddhisattva's name(s) and transfer the merits after recitation)
Comments
Post a Comment