Hòa Thượng Tịnh Không ???
Từ xưa đến nay, hễ có nam nữ thì có sự tranh quyền, tạo thành rất nhiều phiền não.Thế giới Tây Phương tốt, vì không phân nam nữ nên sự việc này đã ổn rồi. Cho nên, "Thế giới Tây Phương Cực Lạc là nước không có phụ nữ", các vị phải cố gắng ghi nhớ câu nói này. Vì sao tôi phải nêu ra câu nói này?Đại khái vào hơn mười năm trước, khi tôi giảng Kinh ở HongKong, Pháp sư Thường Hoài mang ra một quyển sách đưa cho tôi xem. Quyển sách này nói về du ký của Thế giới Cực Lạc, do một vị pháp sư viết. Ông nói vị Pháp sư này đã từng đến du lãm qua Thế giới Cực Lạc, nhưng ông lại quay lại. Trong đó thấy được tình hình của Thế giới Tây Phương Cực Lạc, người nữ của Thế giới Cực Lạc cũng rất nhiều.
Pháp sư Thường Hoài mang ra cho tôi xem, ông ấy nói: “Pháp sư! Ông thấy việc này có đáng tin hay không đáng tin?” Tôi nói: “Việc này không đáng tin!”. Vì sao vậy? Trong 48 nguyện nói được rất rõ ràng: "Ngã tác Phật thời, quốc vô phụ nữ", nếu Thế giới Cực Lạc có một phụ nữ, vậy thì A Di Đà Phật không thể thành Phật. Sau cùng Ngài nói "nhược bất nhĩ giả, bất thủ chánh giác", Thế giới Tây Phương Cực Lạc còn có người nữ, A Di Đà Phật không thể thành Phật. A Di Đà Phật thành Phật đến nay đã mười kiếp, Ngài mỗi một nguyện đều đã thực hiện. Cho nên, nếu có người nói từ Thế giới Tây Phương Cực Lạc trở lại, xem thấy Thế giới Tây Phương Cực Lạc có vô số trang nghiêm, nhưng tình hình đó không tương ưng với 48 nguyện, không giống với trên Kinh đã nói, thì chúng ta chắc chắn không thể tin họ.
Thế nhưng, người hiện tại rất kỳ lạ, họ tin người, không tin Phật; tin giả, không tin thật. Bạn nói xem vậy thì còn cách nào? Họ cứ tin vào điều đó, đem người đó xem thành Phật sống, đem Kinh điển mà Thế Tôn đã nói bỏ qua một bên, xem quyển sách du ký đó của họ, số lượng vượt qua Tịnh Độ ba Kinh, bạn nói xem, vậy thành ra thứ gì? Loại người này làm sao có thể thành tựu? Thế nhưng, người trong xã hội hiện đại ưa thích, tin tưởng, những người này thì thật rất nhiều, rất đông, cho nên chánh pháp suy yếu, tà thuyết lộng hành.Đây cũng là nguyên nhân khiến thế gian gặp phải kiếp nạn.
Trích: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 145)
Thế giới Cực Lạc có một “PHỤ NỮ”,
vậy thì A Di Đà Phật không thể thành Phật?
Trong 48 nguyện nói được rất rõ ràng: "Ngã tác Phật thời, quốc vô phụ nữ", nếu Thế giới Cực Lạc có một “PHỤ NỮ”, vậy thì A Di Đà Phật không thể thành Phật. Sau cùng Ngài nói "nhược bất nhĩ giả, bất thủ chánh giác", Thế giới Tây Phương Cực Lạc còn có người nữ, A Di Đà Phật không thể thành Phật. A Di Đà Phật thành Phật đến nay đã mười kiếp, Ngài mỗi một nguyện đều đã thực hiện.
1.- Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, “SÚC SANH” thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
...
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch-hạc, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cọng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hoà nhã.
Tiếng chim đó diễn nói những pháp như Ngũ-căn, Ngũ-lực, Thất-bồ-đề phần, Bát-thánh-đạo phần..v..v.. Chúng-sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng!
[
Xá- Lợi- Phất! Ông chớ cho rằng những giống chim đó thiệt là do tội báo sanh ra.
Vì sao? Vì cõi của Đức Phật đó không có ba đường dữ.
Xá- Lợi- Phất! Cõi của Đức Phật đó tên đường dữ còn không có huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do Đức Phật A Di Đà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hoá làm ra đấy thôi.
]
Xá- Lợi- Phất! Trong cõi nước của Đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hoà chung.
Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của Đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ
CHÂU THỊ
Nhà lan thanh vắng, giậu cúc lơ thơ, trời thu phân cảnh vật tiêu sơ, người liên nữ bền lòng TÍN NGUYỆN! Đó là gia cảnh của Châu thị, và bà đang theo thời khóa thành tâm niệm Phật.
Châu thị nguyên là vợ của họ Chương. Từ trẻ bà đã biệt thờ kính Quán Thế Âm đại sĩ, TIN SÂU NHÂN QUẢ, từ hòa hiếu thuận và ưa thích điều lành. Đến sáu mươi tám tuổi, Châu thị mới được nghe biết sự lợi ích của pháp môn Tịnh độ, liền trường trai niệm Phật ra TIẾNG một muôn câu, ngoài số ấy đều tùy thời tùy cảnh niệm THẦM.
Công phu hành trì như thế đã trải hơn mười năm. Mấy năm sau cùng vì tránh sự phiền nhiễu, Châu thị thường tĩnh tọa nơi gian nhà riêng, sự tu trì càng thêm mật thiết. Có đôi lúc bà ngồi yên nhắm mắt hướng về Tây, luôn hai ba ngày không ăn uống nơi cổ tay MẠCH không còn nhảy; duy có nét mặt sáng tươi, toàn thân nóng ấm. Sau khi ấy, người nhà hỏi về tình trạng lúc đương thời, bà đáp:
“Ta thấy mình ngồi niệm Phật trên tòa sen to đẹp, quên hẳn thời khắc, lòng rất sáng nhẹ an vui!”
Đến năm Dân Quốc thứ hai mươi, vào khoảng tháng sáu, Châu thị bỗng cảm bịnh. Đứa con trai suất lãnh người nhà luân phiên trợ niệm. Vài hôm trước khi mãn phần, bà nói với gia thuộc rằng: “Ta còn lưu trụ hai ngày nữa, các con nên tạm nghỉ ngơi. Hãy chuẩn bị nấu nước thơm cho ta tắm gội, và y phục giày dép đều phải đổi thứ mới sạch!”
Hai hôm sau, vào giờ Tỵ, bà ngồi ngay thẳng hướng về Tây, nhắm mắt không nói năng chi cả. Con trai thấy thế, lại gọi người nhà vây quanh, đồng cao tiếng niệm Phật. Độ vài mươi phút kế đó, Châu thị ngồi yên ổn mà tắt hơi, gương mặt lộ nét tươi vui hòa nhã. HƠN HAI GIỜ SAU, đảnh đầu của bà hãy còn nóng.
Có điều đáng kỳ diệu là đang lúc làm lễ nhập liệm, đứa cháu nội gái của bà, vì quá thương khóc nên ngã xuống hôn mê. Mẹ đứa bé này tức là dâu của Châu thị, cũng đã niệm Phật vãng sanh từ mấy năm về trước. Khi được người nhà vực tỉnh dậy, bé gái nói:
“Con thấy từ phương Tây phóng tới ánh sáng to rộng rực rỡ. Đức Quán Thế Âm thân tướng nghiêm đẹp, tay cầm cành dương liễu, theo sau có vô số Bồ Tát nương giữa hư không bay đến. Trong giây phút mẹ cùng bà nội thân tướng cao lớn tươi tốt hơn lúc bình thường, theo sau chư Bồ Tát bay về phương Tây.
Ngoài ra lại còn có vô số hoa lạ, tràng phan bảo cái hiện giữa hư không, tất cả cảnh vật đều trang nghiêm rực rỡ khác thường. Trông thấy cảnh ấy lòng con chợt an vui, quên hẳn sự xót xa thương khóc. Bấy giờ con không còn lo buồn nữa, vì biết rõ mẹ và bà nội đã về cảnh Phật!”
LỜI BÌNH:
Phàm sanh về Cực Lạc, không luận Trai gái già trẻ, đều hiện thành THÂN NAM đủ ba mươi hai tướng tốt. Đứa bé thấy mẹ cùng bà nội đều còn thân NGƯỜI NỮ, đó là phương tiện hiện ra tướng cũ, để cho nó dễ nhận biết. Độc giả khi xem đến đoạn nầy, CHỚ HOÀI NGHI!
Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ
ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời
CỰC LẠC DU LÃM KÝ
(Hòa Thượng Thích THIỀN-TÂM dịch)
Theo trong KINH, ở thế giới Cực-Lạc không có nam nữ phân biệt, tại sao nơi đây lại hiển hiện nhiều hài tử ?
Ngài đáp:
- Đúng như thế, ở đây không phân tướng nam nữ, ngươi hãy tự nhìn kỹ lại xem mình thế nào?
Bị Bồ-Tát cảnh báo, tôi kinh lạ chợt phát hiện ra mình cũng biến thành thân Nữ-hài 13 tuổi, trang-phục đồng một dạng thức như các nữ-chúng kia.
Tôi tiếp tục hỏi với giọng đầy-kinh ngạc:
- Tại sao lại như thế này?
Đức Quán-Thế-Âm lộ vẻ từ-bi mỉm cười bảo:
- Nơi đây có một vị Bồ-Tát làm chủ-tể, muốn biến nam thì toàn chúng đều hóa thành nam, muốn biến nữ thì toàn chúng thành nữ. Kỳ thật, chẳng luận biến nam hay nữ, khi đã hóa sinh trong hoa sen, tức không còn thân huyết nhục, thể-chất đều là ngọc báu trong suốt, bên ngoài chỉ có tướng người, thật ra không phân nam nữ.
Tôi quan sát lại thân thể mình quả đúng như lời Bồ-Tát nói, không thấy da thịt, xương, gân, tủy, não, chỉ là chất ngọc thủy tinh trong trắng.
106. Hỏi: Xin hỏi, Pháp sư Khoan Tịnh có phải là đệ tử của Ngài Hư Vân không? Quyển “Cực Lạc Thế Giới Du Ký” do Pháp sư Khoan Tịnh viết là có thật như vậy không?
Đáp: Pháp sư Khoan Tịnh đó à! Ở chùa Nam Hoa (TQ) tôi có biết qua Pháp sư này. Lúc đó Pháp sư còn là một chú bé. Tôi không biết pháp sư có phải là đệ tử của Ngài Hư Vân hay không? Điều đó là tự Pháp sư nói, chớ tôi không có nghe Lão Hòa Thượng nói qua, mà tôi cũng không có hỏi Lão Hòa Thượng về việc này. Bởi vậy tôi không dám mạo muội trả lời câu hỏi đây. Nhưng “Cực Lạc thế giới du ký” vốn chỉ là ngụy tạo mà thôi! ???
Chư vị Pháp
Sư, Chư vị Đại Đức, chư vị Cư Sĩ.
Kính chào tất
cả chư vị,
Hôm nay
chúng ta có đủ Phật duyên cùng hội tụ một chỗ tại đây, cũng là nhân duyên kiếp
rồi và quá khứ vô số kiếp về trước. Đó là nhân duyên kiếp rồi và quá khứ nhiều
kiếp tập đặng, do đó hôm nay mới có thể gặp mặt nhau tại nơi nầy.
Câu chuyện
mà tôi sắp nói đây là quá trình bản thân tôi hành dấn bước đến thế giới Tây
Phương Cực Lạc. Tôi sẽ trình bày cặn kẽ những cảnh giới, tình hình được thấy được
nghe trong thế giới Cực Lạc cùng chư vị…
Tôi sẽ nói
thành 5 phần như sau:
1. Tôi đến
thế giới Cực Lạc bằng cách nào? Với nhân duyên gì có thể đến nơi ấy được ? Thật
ra thì tôi viếng Thế Giới Cực Lạc trước sau vỏn vẹn chừng 20 tiếng đồng hồ
trong ý nghĩ tôi ước đoán, thế mà, về tới thế gian này so lại, đã trôi qua hơn
6 năm 5 tháng dài.
2. Trên lộ trình
tôi đến thế giới Cực Lạc tuần tự ghé qua địa phương nào, kể thì có đông La Hán,
trời Đao Lợi, trời Đâu Suất, rồi đến 3 địa điểm chính của thế giới Cực Lạc, Hạ
phẩm Liên Hoa, Trung phẩm Liên Hoa (ghi nhận rằng mỗi phẩm Liên Hoa lại chia
làm 3 bậc: Thượng, Trung, Hạ, cho nên hợp thành cửu phẩm Liên Hoa). Tôi sẽ nói
cùng chư vị thật cặn kẽ cảnh giới của 3 địa điểm chính ấy như thế nào.
3. Tôi sẽ
nói về tình hình vãng sanh vào 9 phẩm Liên Hoa như thế nào, nói cách khác,
nghĩa là tôi sẽ nói cách tu trì như thế nào để được công quả như thế nào của
chúng sanh trong thế giới ta bà này mà định đoạt sẽ được vãnh sanh vào phẩm nào
trong 9 phẩm Liên Hoa ấy và tình hình sinh hoạt thực tế của chúng sanh trong mỗi
phẩm Liên Hoa như thế nào. Thí dụ: đặc trưng thân hình, màu sắc, y phục, ăn uống
nghỉ ngơi và độ cao, độ lớn của chúng sanh trong từng phẩm Liên Hoa trên ấy như
thế nào.
4. Tôi sẽ
nói về phương pháp tu trì của chúng sanh trong nước Cực Lạc như thế nào, nói dễ
hiểu hơn: Tức là nói chúng sanh của từng phẩm một, tu trì như thế nào để được
lên từng phẩm, từ dưới lên trên, lên mãi đến thành Phật đạo.
5. Sẽ trình
bày lại lời của chư vị ở trên ấy mà trước này tôi biết được; nhắn nhủ tôi khi
trở lại ta bà nầy dặn dò tôi chuyển lời lại chư vị ở ta bà như thế nào.
Hôm ấy tôi
đang ngồi thiền trong chùa Mạch Tà Nham (ghi chú: Pháp Sư là trụ trì của chùa
này). Đột nhiên, dường như có tiếng ai gọi tên tôi, còn xô tôi về phía
trước, lúc ấy, tôi có hơi giống người ngà ngà say, lâng lâng làm sao ấy, cũng
chẳng hỏi nguyên do, cứ thế mà bước ra khỏi chùa. Trong ký thức tôi nghĩ:
giờ đây phải qua núi Cửu Tiên ở huyện Đức Hóa, tỉnh Phước Kiến dạo chơi (từ
chùa Mạch Tà Nham đến núi Cửu Tiên ước chừng 200 cây số) cứ thế tôi bước đi, suốt
dọc đường không hề cảm thấy mệt nhọc, cũng không thấy đói bụng, miệng khát thì
nốc vài ngụm nước suối, cũng chẳng biết được bao lâu rồi, hầu như không hề ngủ
nghỉ qua, chỉ biết rằng lúc ấy đang tạnh ráo không mưa.
Đúng vào
lúc đang dấy lên đại cách mạng văn hóa bên Trung Quốc.
Khi tôi đến nơi cách núi Cửu Tiên, huyện Đức Hóa không bao xa, đột nhiên, thần trí tôi tỉnh trở lại, lúc ấy tôi nghe tiếng nói chuyện của nhóm người đi đường, biết được nay là ngày 25 tháng 10 thời kỳ cách mạng văn hóa, nơi nơi loạn lạc dân chúng đợi ban đêm mới ra đường, tôi si như vậy cũng không khác thường.
Lúc ấy cũng
3 giờ khuya, trên đường tôi gặp một sư già, cách phục sức y áo giống như tôi vậy,
chúng tôi vốn chưa quen biết, giữa đường gặp người đồng đạo, tự nhiên không hẹn
mà chắp tay xá nhau thi lễ.
Chúng tôi
trao đổi nhau danh tự, vị sư bảo:
– Tôi pháp
hiệu Viên Quang, hôm nay chúng ta có duyên hội ngộ, chi bằng cùng đến núi Cửu
Tiên dạo chơi được chứ!
Do đi cùng
hướng, tôi đồng ý ngay. Thế là vừa đi vừa trò chuyện, suốt câu chuyện dường
như vị sư ấy thấu rõ rất nhiều chuyện quá khứ thầm kín của tôi, nói rất nhiều
chuyện nhân quả, cũng y như chuyện thần thoại, câu chuyện dẫn hết trong đời này
qua đến nguyên nhân tạo tác của đời trước, rồi đời trước nữa, rằng kiếp ấy tôi
sanh ở đâu? Ở những nơi nào? Lúc nào? Làm những việc gì, nghe
say mê quá, đến nay từng câu từng chữ một, tôi vẫn còn nhớ vanh vách.
(Sau này tra cứu lại niên đại ấy, người tên họ ấy, cả nghề nghiệp ấy, phần mộ ấy,
nhóm con cái ấy đều đúng cả).
Chân bước
theo câu chuyện, bất giác, tới chân núi Cửu Tiên không hay, đỉnh núi này có một
động lớn, thờ tượng Di Lặc nên gọi là động Di Lặc là nơi chúng tôi nhắm đến;
tôi nghe rất quen thuộc và rành đường lối đến động này. Nhưng mà khi lên
đến nửa đường núi, hiện ra trước mắt tôi những cảnh tượng thật khác lạ, con đường
đang đi đã này không phải là con đường núi Cửu Tiên trước đây, đằng nầy, đường
lối được xây bằng những tảng đá lớn, lấp lánh ánh hào quang, thật lạ, đi đến cuối
nhìn lại, đã không còn là động Di Lặc nữa, mà là một vùng trời đất khác rồi.
Trước mắt tôi hiện ra ngôi chùa lớn trước nay chưa từng thấy, vô cùng tráng lệ,
so với cung điện ở Bắc Kinh, còn hùng vĩ hơn nhiều.
Hai bên
ngôi chùa có 2 tòa bảo tháp, đi một lúc chúng tôi đã đến cổng lớn, cổng xây bằng
toàn là đá trắng, cửa cổng có tấm hoành phi to, trên ấy có viết mấy chữ, tôi
nhìn không biết nghĩa. Trước cổng có bốn vị Hòa Thượng, mình mặc aó tràng
đỏ, lưng đeo đai vàng óng, tướng trang nghiêm, thấy hai chúng tôi đến, cùng quỳ
xuống đảnh lễ nghênh tiếp, tôi vội vàng đáp lễ lại, tôi lấy làm lạ, cách phục sức
của Hòa Thượng nơi đây tôi chưa từng thấy. Có hơi giống các vị Lạt Ma
tăng, các vị ấy cũng mỉm cười lên tiếng, “Thế là đến rồi, hoan nghênh, hoan
nghênh” rồi mời hai chúng tôi vào trong.
Vào cổng,
qua mấy cung điện, lạ thật, nhà cửa ở đây đều ánh ra tia sáng, đẹp quá, hùng vĩ
quá. Bên trong có một dãy hành lang, hai bên trồng đủ loại kỳ hoa dị thảo,
màu sắc khác nhau, đi một lúc đến một tòa đại điện, trên điện có bốn chữ vàng lớn,
lấp lánh tia sáng, không phải hoa văn, cũng không phải Anh Văn, tôi nhìn không
hiểu mới hỏi Sư Viên Quang về nghĩa bốn chữ ấy, Sư bảo là “Trung Thiên La Hán”
tôi thầm nghĩ, đã gọi là Hán, đây chắc phải là cảnh giới đạt được của những vị
La Hán. Bước đến nơi đây tôi rờn rợn cảm giác rằng vùng đất này hẳn không
còn là thế giới ta bà chúng ta rồi. Đến nay tôi còn nhớ được một chữ còn
3 chữa kia không nhớ ra.
Lúc tôi gặp
Sư Viên Quang là 3 giờ khuya, nay đã hừng sáng rồi, bên trong và ngoài điện có
vô số người ra vào, với các loại màu da vàng, trắng, đỏ, đen, đều có cả, da
vàng chiếm đa số, già, trẻ, trai gái đều có. Quần áo rất lạ, thảy đều có
phát hào quang tụ năm tụ ba, có nhóm tập võ nghệ, có nhóm ca xang múa vũ, có
nhóm đánh cờ, có nhóm ngồi thiền dưỡng thân, tất cả dù bận việc gì cũng ánh lên
nét vui mừng; thấy chúng tôi đến, đều lộ vẻ thắm thiết, mĩm cười gật đầu, nhưng
vẫn không nói lời nào.
Vào trong Đại
Điện, tôi lại thấy 4 chữ lớn khác, Sư Viên Quang cho biết: đó là 4 chữ ĐẠI HÙNG
BỬU ĐIỆN, từ trong có hai vị Hòa Thượng già ra đón chúng tôi. Tôi thấy một
vị có râu trắng rất dài, một vị khác cũng già nhưng không có râu, vừa gặp Sư
Viên Quang, vội quỳ xuống lạy, hành đại lễ, La Hán ở trung thiên đối với Sư
Viên Quang mà kính trọng đến bậc ấy, thiết nghĩ, Ngài chắc là bậc phi phàm lắm
vậy.
Lúc họ tiến
dẫn chúng tôi vào phòng khách, tôi để ý bốn bên điện, chỉ thấy khói hương lan tỏa,
mùi thơm ngào ngạt, mặt đất đều trải bằng những phiến đá trắng bóng
loáng. Đặt biệt hơn, trong điện thờ không có một tượng Phật nào, mà phẩm
vật cúng dường thì rất nhiều, hoa tươi từng đóa lớn như quả banh, đều tròn ung ủng,
các kiểu các dạng đèn treo, màu sắc sặc sỡ, lóng lánh hào quang, vào đến phòng
khách cụ Hòa Thượng chuyển hai ly nước từ tay tiểu đồng để mời chúng tôi, người
tiểu đồng ấy đầu thắt 2 bím, thân mang áo lục, lưng thắt đai vàng óng, trang phục
như đạo đồng, rất dễ thương. Nước trong ly trắng trong mát dịu, tôi uống
nửa ly. Sư Viên Quang cũng nâng cốc, uống rồi tinh thần phấn phát, khỏe hẳn
người ra, mất hết cái mệt nhọc trong ngày.
Sư Viên
Quang nói nhỏ bên tai cự Hòa Thượng cái gì đó, cụ bèn dặn tiểu đồng dẫn tôi đi
tắm, tôi thấy một bồn nước bằng đồng trắng đựng đầy nước trong sửa soạn từ lúc
nào, tôi rửa mặt và tắm gội, rồi lại được trao cho bộ áo Hòa Thượng màu lam
xám, thanh khiết mới toanh. Tắm xong tinh thần thư thái hẳn lên, toi thầm
nghĩ: hôm nay tôi nhất định đã vào cảnh Thánh rồi, lòng mừng khẩp khởi
khó mà thí dụ cho được.
Về lại
phòng khách, tôi vội đến trước Hòa Thượng quỳ lạy 3 lạy, xin được chỉ dạy, tôi
hỏi về tương lai của Phật Giáo Trung Quốc ra sao? Vị Hoà Thượng này không
nói một tiếng, chỉ thấy nhắc cây bút chấm mực viết trên giấy 8 chữ: PHẬT
TỰ TÂM TÁC, GIÁO DO MA CHỦ. Hòa Thượng trao giấy cho tôi, hai tay tôi tiếp
nhận, nhưng chẳng hiểu gì về ngụ ý của 8 chữ này, vị Hòa Thượng khác giải thích
cho tôi biết, với 8 chữa này để ngang, đứng, đứng ngang, trái phải, phải trái,
trên dưới, dưới trên, chữ cuối lại tách ra, đọc thành 36 câu, sẽ hiểu được tình
hình Phật Giáo từ nay đến trăm năm sau, nếu mà lại đem 36 câu ấy diễn dịch
thành 840 câu, có thể thấu được tiến trình Phật Giáo thế giới từ nay cho đến
khi Phật Giáo diệt độ mới thôi. Sư Viên Quang cho biết 840 câu nầy, cần
thời cơ chín mùi đã mới công bố được, nay chỉ nên tuyên bố ngầm như vậy, 8 chữ
nầy hóa ra 840 câu, mỗi câu đều khác, giải thích tình huống Phật Giáo Trung Quốc
sau nầy.
Tôi loay
hoay sắp:
– Phật tự
tâm tác, giáo do ma chủ
– Phật giáo
tự chủ, ma tâm do tác
– Tác tâm tự
Phật, chủ do ma giáo v.v…
Nhiều lắm
nhưng tôi vẫn không hiểu và chưa chắc chắn cách sắp này là đúng, thiện trí thức
nào biết, cứ sắp thử, sắp một hồi, vị Hòa Thượng bảo tôi nên vô phòng nghỉ ít
lâu, tiểu đồng dẫn tôi vào phòng, chẳng thấy giường đệm đâu cả, chỉ có hai cái
ghế dựa trên trải nhiễu… rồi tôi ngồi lên ghế tĩnh tọa, thoáng cái, cả người
tôi bỗng thấy thoải mái, thư thái vô cùng, tôi không còn biết tôi đang ở đâu nữa.
Thế rồi nghe tiếng Sư Viên Quang gọi tôi, tôi vội vã đi xuống, chạy ra khỏi
phòng.
Sư Viên
Quang nói với tôi:
–
Bây giờ tôi đưa ông đến Trời Đâu Suất, đảnh lễ Bồ Tát Di Lặc, và Sư Phụ của ông
là Hư Vân Lão Hòa Thượng nhá!
Tôi mừng
quýnh:
–
A Di Đà Phật hay quá, cám ơn Ngài.
Rời đại điện
tôi định giã từ hai vị Hòa Thượng nơi đây, nhưng Sư Viên Quang ngăn lại:
–
Không cần, không cần, thì giờ không có bao nhiêu.
Thế là lần
nầy tôi đến cung trời Đâu Xuất.
Trên trời
Đâu Suất gặp Hư Vân lão hòa thượng
Trên đường
đi, tôi gặp rất nhiều điện vàng, bảo tháp, nguy nga tráng lệ, tất cả đều phát sáng,
khiến tôi nhìn không chớp mắt nhưng Sư Viên Quang thôi thúc nói thời giờ eo hẹp,
đi cho nhanh lên (mãi sau này tôi mới biết, thời gian trên Thượng giới khác với
thời gian chúng ta sống, không nên để luống qua, nếu không về tới ta bà đây chắc
cũng lướt qua vài trăm năm, có khi cả ngàn năm không chừng). Hầu hết những con
đường đều xây bằng đá tảng lớn trắng, và ẩn hiện ánh hào quang, trên núi hoa
thơm cỏ lạ muôn vàn, nương gió hắt lại những mùi thơm ngát trời. Quanh quanh mấy
cái eo triền núi, đến một cái vực rất sâu cả mấy chục ngàn thước ẩn hiện phía
trước một cây cầu để bước qua bên kia vực, nhưng không thấy đầu cầu và cuối cầu,
mây từng cụm là là che phủ, chỉ thấy một đoạn vòng lên cao ở giữa cầu. Tôi thầm
nhủ:
– Cái cầu
như vậy làm sao qua được đây? Ngay lúc ấy Sư Viên Quang hỏi tôi:
– Hằng ngày
ông thường trì chú gì? Kinh gì?
Tôi trả lời:
– Tôi hay
trì chú Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa. Sư bảo tốt, thế giờ ông trì chú đi!
Tôi bắt đầu
trì chú. Chú Lăng Nghiêm có hơn 3,000 chữ, mới trì có hai ba trăm chữ, cảnh đằng
trước tôi hóa ra khác rồi, cây cầu lúc ấy hiện rõ hai đầu cầu nối lại với lại bờ
đất, cầu tỏa sắc óng ánh vàng, lóng lánh chói lọi, cả cầu được dựng bằng 7 báu
vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ v.v… trông như cầu vồng treo giữa lưng trời vậy,
đẹp mắt vô cùng, thành cầu có nhiều cột đèn, đèn bằng hạt châu sáng và thật to,
đầu cầu có dựng cổng trên có khắc 5 chữ lớn như 4 chữ ở đại điện đã thấy, nên
tôi đoán 5 chữ ấy là “TRUNG THIÊN LA HÁN KIỀU”, qua khỏi cầu, nghỉ lại đôi chút
tôi vội hỏi Sư Viên Quang:
– Bạch Sư,
tại sao khi chưa niệm chú tôi chẳng thấy hai đầu cầu, niệm rồi lại rõ ra như vậy?
Sư rằng:
– Khi chưa
niệm chú, bản tánh của ông tức Bản Lai Diện Mục của ông bị nghiệp chướng của tự
thân trùng trùng vây chặt, siêu thắt mình lại, áng cả tầm nhìn, không thể thấy
tánh cảnh được đâu, sau khi niệm chú do oai lực của chú, nghiệp chướng tức thì
tiêu tan nên chẳng bị che khuất, tự tánh thanh tịnh, hiện ra cảnh giới thật của
nó, từ mê chuyển tỉnh, nên nói muôn dặm không thấy muôn dặm trời là vậy đó.
Chúng tôi lại
bắt đầu đi, vừa đi vừa trì chú, tự nhiên phía trước bước chân hiện ra những hoa
sen to, từng cánh sen chiếu ánh sáng xanh lóng lánh như thủy tinh vậy, bước lên
hoa sen nâng lốc tôi lên lưng trời giống như cỡi mây lướt gió vậy, chỉ nghe tiếng
rít bên tai mà không cảm thấy gió to gì cả, tốc độ bay sánh với máy bay siêu tốc,
chỉ thấy cảnh vật chung quanh cứ vùng vụt mà ném lại đằng sau.
Không bao
lâu thân tôi nóng dần lên, lúc ấy tôi thấy có một cái cổng to, nếu sánh với
Thiên An Môn ở Bắc Kinh thì cổng này hùng vĩ hơn nhiều, những cột to có dáng rồng
phượng lóng lánh hào quang, trên chóp mái dạng như cung vua vậy, nhưng toàn một
màu bạc óng, toàn cảnh như một cổng thành bằng bạc khối chiếu sáng vô cùng hùng
tráng. Bảng cổng có ghi bằng 5 loại văn tự, về Hán văn thì đọc được là NAM
THIÊN MÔN, Nam Thiên Môn là trụ xứ của Tứ Đại Thiên Vương. Trong Nam Thiên Môn
có rất nhiều người trời đứng thành hai hàng, văn võ hai bên, nhóm văn võ đều mặc
trang phục như tướng trong cung vua vậy, nhưng đều tỏa chiếu hào quang, vô cùng
oai võ, tất cả đều chắp tay mỉm cười làm lễ nghêng tiếp hai chúng tôi, nhưng chẳng
nói một lời. Vào trong thấy một tấm gương lớn, nghe đâu gương này soi thấy
nguyên thần, biết được giả thật. Suốt đường vào trong, thấy rất nhiều cảnh lạ,
như ráng trời, cụm mây, bông hoa sấm chớp, cứ vùn vụt lướt qua lại, lăng xăng
liên tục, bên ngoài các từng mây, thấp thoáng những đình đài, lầu các mũi tháp
chập chùng, Sư Viên Quang bảo tôi:
– Đây là từng trên của trụ xứ Tứ Đại Thiên Vương, từng thứ hai của trời Dục Giới, gọi là trời Đao Lợi, là nơi ngự của Ngọc Hoàng Đại Đế, cai quản 32 dung trời bốn phương.
Tôi không được nhìn ngắm lâu, cứ thế lướt qua mấy từng trời.
Sư Viên
Quang nói tiếp:
– Đây rồi,
nơi nầy là trời Đâu Suất, từng thứ tư trời Dục Giới.
Thoáng chốc,
đã đến trước một cửa cổng điện các lớn. Ra đón chúng tôi có hơn 20 người trong
đó có một người không xa lạ gì, đó là ân sư truyền giới cho tôi, Hư Vân Lão Hòa
Thượng là một trong ba cao tăng Trung Quốc thời cận đại. Còn hai người nữa, mà
tôi biết được là Hòa Thượng Diệu Liên và Đại Sư Phước Vinh, họ đều khoác y đỏ,
rất hoa lệ.. Gặp ân sư tôi vội quỳ xuống đảnh lễ, suýt chút nữa là tôi bật tiếng
khóc vì xúc động. Ân Sư hỏi tôi:
– Lúc này
con làm sao, trong lòng thanh tịnh không, có còn gì buồn vui xúc động không?
Con có biết vị đưa con đến đây là ai không?
Tôi trả lời:
– Bạch Thầy
vị ấy là Sư Viên Quan Lão Pháp Sư.
Lúc ấy ân
sư thổ lộ cho tôi biết : Vị ấy là vị mà hằng ngày con vẫn niệm Đại Từ Đại Bi Cứu
Khổ Cứu Nạn QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. Nghe qua tôi hết hồn, vội quỳ xuống đãnh lễ Sư
Viên Quan (Hóa thân của mẹ Quán Âm) thật là có mắt mà chẳng thấy núi Thái Sơn.
Trước Bồ Tát Quán Âm, trong khoảnh khắc ấy, không biết nói làm sao cho phải.
Người ở trời Đâu Suất chẳng giống người ở ta bà mình, thân cao hơn ta những 5
hoặc 6 lần, nhưng mà Bồ Tát Quán Âm đành rằng đã đưa tôi đến đây khiến cho tôi
hóa ra lớn bằng tầm cỡ trên này. Ân Sư dặn dò tôi:
– Ở thế
gian phải cần khổ công tu luyện, nghiệp chướng cần thông qua thử thách mới có
thể lần hồi giải trừ được…. Ân sư còn dặn tôi phải xây chùa chiền v.v…
Ở trên này
tôi có gặp một số người nữa, trai gái trẻ già đều có, trang phục của họ hao hao
giống triều đại nhà Minh.
Nghe Bồ Tát Di Lặc giảng pháp
Sau đó chúng tôi cùng tiến vào nội điện của cung trời Đâu Suất để đảnh lễ Bồ Tát DI LẶC. Cái đẹp, cái hùng tráng của Điện Di Lạc thật là không bút mực nào hình dung ra được, nơi đâu cũng lấp lánh óng ánh vàng. Cửa điện có gắn 3 chữ lớn tỏa ánh vàng kim viết bằng hán văn “ĐÂU SUẤT THIÊN”. Tại đây, chính mắt tôi thấy Bồ Tát Di Lặc.
Dáng dấp của Ngài không giống như ông Phật cười ngất với cái bụng to,
tròn ung ủng như tượng Phật Di Lặc ở thế gian. Bồ Tát Di Lặc hiện tướng trang
nghiêm với đủ 32 tướng tốt và 80 oai nghi, dáng Ngài rất là đẹp.
Hai bên đại
điện có rất nhiều Bồ Tát. Những Bồ Tát ấy mặc các loại áo đạo khác nhau đang đứng
hoặc ngồi, nhưng những Ngài mặc áo cà sa đỏ có ánh hào quang tỏa ra từ áo là
chiếm đa số, mỗi vị đều ngự trên một tòa sen. Tôi bèn tiến lên đảnh lễ Bồ Tát
Di Lặc và xin Ngài chỉ dạy. Bồ Tát Di Lặc nói với tôi một số pháp âm:
– Ta sẽ
giáng sanh vào thế giới ta bà khi mở Hội Long Hoa lần thứ ba (cách chừng 60 vạn
ức năm sau). Lúc ấy cả địa cầu không đâu có núi cao hay biển sâu, hang ổ vực thẳm,
cả cõi đất bằng phẳng như bàn tay. Thế giới ta bà sẽ biến thành tịnh độ nhân
gian. Để dọn đường, các ông dưới ấy cần thương yêu lẫn nhau, giữa đạo này với đạo
khác. Không nên chê dèm pha, phỉ báng nhau. Trong cùng một đạo, giữa tông này với
tông khác cũng phải phấn đấu, khuyến khích nhau tinh tấn tu trì, cần phải sửa đổi
cái sai, phò trì cái đúng…
Ngài còn
nói nhiều nữa nhưng tôi nhớ không hết, cuối cùng tôi đảnh lễ Ngài rồi ra ngoài.
Ân Sư tôi
Hư Vân Lão Hòa Thượng dẫn tôi đến một tòa lầu các lớn. Trước tòa ấy có một vị
ăn mặc giống như quần áo của võ tướng nhà Minh, xem ra không phải là Bồ Tát Vi
Đà. Vị này dẫn tôi vào bên trong, còn dọn ra đãi chúng tôi bánh mật hoa mà các
tiên nữ ở đây hái và luyện thành. Tôi ăn thử một miếng sao mà ngon, dịu ngọt và
hấp dẫn như thế. Phước Vinh Đại Sư nói với tôi là trên trời mọi người đều dùng
bánh chế luyện bằng mật hoa, không những được bệnh tật, kéo dài tuổi thọ mà còn
làm trẻ lại và khỏe ra nữa, cứ ăn nhiều lên đi có lợi lắm đó. Sau này đúng là
thể dạng tôi phục hồi tuổi xuân, tôi cảm thấy trẻ ra và thân thể cũng cảm thấy
nhẹ nhàng nhiều, và mãi đến hôm nay tôi chưa dùng đến một viên thuốc nào cả.
Tiếp đến Đại
Sư Phước Vinh lại nói:
– Người ở
Thượng giới ham vui chẳng chịu tu hành, cũng y như người giàu có ở thế gian vậy.
Không chịu xuất gia chỉ ở hưởng cái phước trước mắt mà chẳng hề biết là chưa ra
khỏi tam giới, chưa thoát khỏi sinh tử luân hồi. Chúng tôi ở đây nghe Bồ Tát Di
Lặc thuyết pháp sau này giáng thế độ chúng sanh, mới là thực sự hành Bồ Tát Đạo,
liễu thoát sinh tử…
Lúc ấy Ân
Sư tôi cũng dạy tôi thêm:
– Thời kỳ mạt
pháp này cần phải tu hành phổ độ chúng sanh trong hoàn cảnh ác liệt nhất, trong
tình huống xấu xa nhất cũng phải thể hiện tâm đại từ bi, đừng tham cầu tiện
nghi trong thuận cảnh mới độ sanh, mới từ bi hỉ xã, đừng né tránh nghịch cảnh,
cần phải độ cho người ác biết giác ngộ, biết quay đầu hành thiện, làm lành. Con
người có làm lành cuộc sống mới tốt lành. Để thanh tịnh mà tu, ở ngay trong
hoàn cảnh xấu ác nhất mà kiên quyết giữ được Huệ mạng Phật Bồ Tát, đó mới là thực
hành chánh Bồ Tát Đạo. Ta dặn con, khi trở lại thế gian cần nói cùng đồng đạo,
nhất là các bạn cùng tu, cần lấy giới làm Thầy, theo cũ mà hành trì, đừng cải
cách duy tân, sửa đổi tăng chế. Ta rất đau lòng thấy có người cho chú Lăng
Nhiêm là giả, có kẻ còn không tin nhân quả lại bịa ra trứng là chay lạt, lại
không chịu khó tu trì để cảm hóa chúng sanh, còn dùng những pháp tà mị để giải
kinh Phật tới loạn cuồng lên, mong hưởng của cúng dường. Những thứ ấy đều do ma
giáo vào cõi phàm để triệt tiêu huệ căn của Như Lai, khiến quần ma có thể xuất
đầu lộ diện, nhiễu hại chúng sanh, con hiểu chưa? Còn cái này nữa, con cầu hết
sức nương ý chí ta, mới là trò ta. Ta cho con biết , sau này con sẽ đi các nước
Âu Á để thuyết pháp độ sanh. Nhưng muốn chuyển hóa trấn động được lòng người ở
hoàn cảnh xấu ác nhất con cần phải sửa sang lại, phục hưng lại các chùa chiền của
ta khai sáng trước đây. Bởi đó, ta đặt tên con là Phục Hưng lúc mới truyền pháp
cho con đó, con có biết không?
Ngưng một
lúc, Ân Sư tôi đột nhiên lớn tiếng ngâm rõ từng câu một, câu kệ “Thâm tùng
sương tuyết du kiên uyển, hải thiên nhất sắc biến tam thiêm” (trong hoàn cảnh
sương tuyết dầy đặc ấy, cây thông vẫn kiên trì giữ lẽ sống của mình, màu biến nếu
lắng tợ màu trời, có thể lan tỏa mãi thế giới tam thiên).
Nghỉ ngơi một
hồi Bồ Tát Quán Âm dẫn tôi ra khỏi đại điện đi tham quan thắng cảnh. Cả một bầu
trời chói lọi ánh sáng trong lành, những chim chóc tuyệt đẹp đua nhau ca hót
véo von, âm sắc du dương chợt xa chợt gần. Các tiên nữ, tiên đồng mặc đủ loại
áo tiên thướt tha tuyệt vời, xếp thành từng hàng, đội ngũ chỉnh tề, tự tại dạo
chơi. Bông hoa khắp nơi nở mọi hình sắc lộng lẫy huy hoàng, ẩn hiện xa gần. Những
đình đài lầu các, bảo tháp bảo đàn, đều phát ra những ánh sáng lung linh huyền
diệu, thật là cảnh ở trên trời so với thế gian sáng như muôn với một vậy. Tôi vừa
thưởng ngoạn vừa không ngớt miệng khen, Bồ Tát Quán Âm thấy vậy đưa tay chỉ cho
tôi thấy ở xa xa ấy có một ngọn núi to hơn quả núi côn lôn, phóng ra muôn vạn
hào quang đủ mọi màu sắc, Ngài nói với tôi rằng:
– Đấy là xứ
của Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử), gọi là Luyện Ðan Ðại Tháp.
Phóng tầm
nhìn ta thấy tòa tháp luyện đan ấy vô cùng tráng lệ ẩn hiện trong lớp lớp từng
mây, cũng chẳng biết bao nhiêu từng, ôm lấy quanh quả núi chói chang hào quang ấy.
Chúng tôi chỉ nhìn mà không ghé vào quả núi ấy, Bồ Tát Quán Âm nói thêm:
– Tháp ấy
là nơi cư trú của chư vị Thượng Tiên, Ðại Tiên, chung quanh các phía có dãy đầu
những cây Lung Linh nguyên (cây Linh nguyên là nguyên hình của người tu theo đạo
tiên) cùng hoa quả bốn mùa . Nghe nói cách tu của đạo tiên ở thế gian, từ khi
phát nguyện tu là trên trời mọc 1 cây linh nguyên. Tu khá thì cây ấy tốt đẹp, bằng
không cây ấy èo uột và có khi chết, nếu ở thế gian vị ấy phạm quá nhiều lầm lạc…
Lúc ấy Bồ
Tát Quán Âm thúc hối tôi:
– Thì giờ eo hẹp lắm đi cho nhanh, tôi dắt ông đến thế giới Cực Lạc Phương Tây, so với cảnh này còn đẹp và thích thú hơn nhiều.
Viếng Thế giới Cực lạc, đảnh lễ Phật A Di Đà
Ra khỏi trời
Đâu Xuất, tôi lại trì chú Lăng Nghiêm, chân tôi lại thấy hiện tòa sen nâng bốc
tôi lên, chỉ nghe tiếng gió ào ào cảnh tiên lướt qua và dạt về phía dưới rất
nhanh, đến một nơi dưới đất óng ánh sắc vàng kim, và trải đầy cát vàng sáng
chói. Ước chừng khoảng 15 phút sau, thấy bên dưới tòa sen, đường lối
thênh thang trải đầy cát vàng, lóng lánh chói rạng và từng hàng, từng dẫy những
cây cổ thụ to cao cả chục trượng, cành vàng, lá ngọc. Lá cây cổ thụ có
hình 3 góc, 5 góc…7 góc, đều phát ra tia sáng, hoa nở đủ màu, có cả rất nhiều
những loại chim đậu đầy nhánh cây dương. Các thứ chim có cánh đủ
màu sắc tuyệt đẹp, thân thì có hào quang. Chim có con có 2 đầu, có con có
nhiều đầu, chúng cùng hót một loại giọng thanh thót và ca ngâm Thánh hiệu Phật
A Di Đà, và nhảy nhót tưng bừng. Bốn chung quanh đều có hàng rào, lan can
7 màu, Bồ Tát Quán Âm nói:
–
Cảnh giới mà kinh Phật nói; Thất Trùng La Võng Thất Trùng Hàng Thọ là chỗ này
đây.
Bên tai tôi
nghe rất nhiều tiếng nói chuyện, nhưng mà nghe chẳng hiểu gì cả. Bồ Tát
Quán Âm nói: “Những tiếng ấy Phật A Di Đà nghe hiểu. Trên đường đi tới
còn gặp rất nhiều tháp cao đều do thất bảo kết thành, phát từng luồng ánh
sáng. Không bao lâu đến trước một ngọn núi bằng vàng, chói lọi … vàng
sáng hắt ra, so với núi Nga Mi bên Trung Quốc không biết ngọn núi này còn cao
hơn gấp mấy chục ngàn lần. Bồ Tát Quán Âm nói với tôi:
– Đến rồi đó, chúng ta đã đến trung tâm điểm của thế giới Tây Phương Cực Lạc -rồi đó!
Ông có thấy không? Đức Phật A Di Đà ở trước mặt ông đó.
Tôi ngạc nhiên:
–
Thưa Bồ Tát, con không thấy; ở đây là vách núi vàng ròng kia mà, nó đã che hết
tầm nhìn rồi cho nên con không thấy Đức Phật ở đâu?
Không ngờ Bồ
Tát nói làm tôi hết sức chưng hửng:
–
Không có vách núi gì đâu, ông đang ở trước ngón chân cái của Đức Phật A Di Đà đấy.
Tôi nói:
–
A Di Đà Phật, ôi thôi, Ngài cao lớn dường ấy làm sao con có thể nhìn thấy được.
Tôi cứ như
là con kiến ngước nhìn nhà chọc trời trên gần 200 tầng lầu của Mỹ vậy ccó,
không có cách chi nhìn cho trọn vẹn toàn cảnh của cao ốc ấy. Bồ Tát Quán
Âm dặn tôi quỳ xuống nhanh lên và khẩn cầu Phật A Di Đà gia bị cho, để tiếp dẫn
tôi được thấy thế giới Tây Phương Cực Lạc. Tôi vội quỳ xuống nguyện cầu A
Di Đà Phật gia bị. Nguyện cầu được một lúc, tôi cảm thấy thân tôi rần rần
chuyển động không ngừng cao lớn lên, cao riết đến khoảng rốn của Ngài.
Lúc ấy tôi thấy rõ Đức Phật A Di Đà ở trước mắt tôi, đứng trên đếm không hết những
tầng hoa sen rực ánh hào quang ấy. Từng cánh hoa sen lại hiện lộ thắng cảnh
bảo tháp phóng ra muôn ngàn tia sáng, trong những tia sáng lại có vô vàn những
vị Phật, ngồi ngay ngắn trong rừng tia sáng chói chan ấy. Cũng cùng
một lúc tôi còn thấy đại điện với nhữgn vách vàng óng ả, chói lọi, nhìn sâu vào
mãi tôi thấy cả toàn cảnh của thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Lúc ấy Sư
Viên Quan hiện lại thân thật của Bồ Tát Quán Thế Âm với toàn thân trong suốt sắc
óng vàng, trang phục phát ra muôn tia sáng khác nhau. Nhận không rõ là
nam hay nữ, giờ đây Bồ Tát Quán Âm với thân hình cao lớn hơn tôi ước độ bằng
vai của Đức Phật A Di Đà. Tôi đứng ở nơi ấy được thấy cảnh giới vô cùng đẹp
đẽ này, tôi ngắm tới ngất ngây người. Trong nhất thời không thốt ra được
một tiếng nói nào cả, đến bây giờ bảo tôi thuật rõ từng cảm nghĩ về cái thấy,
cái biết của cảnh giới thù thắng ấy chắc là tôi phải nói trọn cả 7 ngày 7 đêm,
chỉ đơn cử nói về nét tướng của Đức Phật A Di Đà thôi, chắc tôi phải kể suốt cả
nữa ngày trời. Thí dụ như nói về mắt Ngài có thể so sánh với cả một mặt
biển lớn, nói ra có thể không ai tin, chứ thực tế mắt Ngài có thể sánh với cả một
đại dương vậy.
Đất nước Cực
Lạc của thế giới Tây Phương, nếu theo như lời kinh nói cách đây tới những 10 vạn
ức đất Phật; nếu đi bằng tốc độ ánh sáng thì phải hết 150 ức năm ánh sáng mới đến
nơi. Với tuổi thọ của con người thì không thể nào đến được, còn nói về vật
chất, nếu đi bằng xác thân xương thịt này, dẫu có khởi từ mới lập trái đất, đi
hết vòng quanh trái đất đến trái đất hư diệt, tạo lập lại rồi diệt, cũng khó
lòng mà đến được. Thế mà chỉ với nguyện lực sẵn có và một lòng vững dạ, cộng
với sự khẩn cầu Đức Phật A Di Đà gia bị, thế thì chỉ cần một sát na, lẹ như duỗi
tay, đã đến được tận nơi.
Tôi kính cẩn
đãnh lễ Đức Phật A Di Đà xin Ngài gia bị, ban cho tôi phước huệ được liễu sanh
thoát tử. Ngài bảo tôi:
–
Bồ Tát Quán Thế Âm tiếp dẫn con đến đây tham quan các nơi, con cứ đi tham quan
đi, rồi sau đó con còn phải trở về gian nữa.
Lúc ấy tôi
đã say mê cảnh giới tốt đẹp của Tây Phương Cực Lạc rồi, cho nên tôi cảm thấy thế
gian đầy dẫy những nhớp nhúa đau khổ, không muốn trở về nữa, tôi mới năn nỉ:
–
Cực Lạc Quốc Độ quá là tốt đẹp, con không muốn về thế gian nữa, nguyện cầu Đức
Phật A Di Đà phát đại từ bi tâm mà giữ con lại đây. Ngài dạy:
– Không được, không phải ta không chịu giữ con ở lại thế giới Cực Lạc, mà chỉ vì 2 kiếp về trước con đã vãng sanh đến đây nhưng rồi chính con đòi trở về thế gian cứu đời, độ người, cho nên giờ đây con cần quay về, làm cho xong tâm nguyện của con. Đem tình hình được thấy ở đây truyền đạt cho thế gian biết, lấy đó mà giáo hóa thế nhân. Đức Phật lại ngâm kệ trùng tuyên lại lời ấy.
Ngài vừa dứt ngâm kệ, tôi rúng động toàn thân
và nhớ lại tất cả cảnh cũ của hai kiếp trước, lồng lộng trước mắt.
Đức Phật A
Di Đà bảo với Quán Âm Bồ Tát hướng dẫn tôi đi tham quan các nơi. Tôi đảnh
lễ Ngài 3 lạy rồi cùng với Quán Âm Bồ Tát bước ra khỏi cửa Đài Thuyết Pháp.
Lúc này tôi quan sát thấy hành lang, bờ ao, lan can, núi đất đều kết lại bằng 7
báu vật, đều phát ra tia sáng giống như ánh đèn màu vậy. Đặc biệt nhất là
tất cả những dạng hữu hình như trên đều trong suốt không chướng ngại, có thể
xuyên thấu qua được. Trên cửa Đài có 4 chữ vàng, hai bên cũng có đôi liễu
đối, tôi nhìn không hiểu … chỉ nhớ được 1 chữ còn 3 chữ kia không nhớ rõ.
Bồ Tát Quán Âm giải thích “Nếu đọc bằng hoa văn thì đó là Đại Hùng Bửu Điện,
cũng có thể đọc là Vô Lượng Thọ Phật”. Cái tòa Đại Điện lung linh áng
vàng ấy hùng vĩ vô cùng, có tới mấy vạn người ở trong, đồng thời tôi thấy rất
đông chư vị Bồ Tát, ngồi hoặc đứng, có vị ngoài điện, toàn thân đều hiện sắc
vàng óng trong suốt nhưng cao độ ánh sáng của Bồ Tát thấp hơn Đức Phật chút ít.
Trong số chư vị Bồ Tát tôi gặp có cả Đại Thế Chí Bồ Tát, Thường Tinh Tấn Bồ Tát
v.v… Quán Âm Bồ Tát bảo:
–
Thôi để tôi dẫn ông đi, chúng ta sẽ đến hạ phẩm hạ sanh trước, thăm lần đến thượng
sanh thượng phẩm nha!
Trên đường
lướt đi ấy, thân hình Bồ Tát và tôi lần lần thu nhỏ lại và thấp xuống.
Tôi thấy lạ, bèn hỏi:
–
Bồ Tát Quán Âm tại sao lạ vậy, thưa Bồ Tát? Thân người tại sao lại có
tình trạng thu nhỏ như vậy?
Ngài trả lời:
–
Chúng sanh từng phẩm, vì cảnh giới không giống nhau nên hình thể và độ cao cũng
có lớn nhỏ khác nhau; chúng ta đang ở thượng phẩm nơi trụ xứ đức Phật A Di Đà,
mà đi về hướng hạ phẩm, nên biết là trong 9 phẩm sen vàng ấy, chúng sanh trong
thượng phẩm cao lớn hơn chúng sanh trong trung phẩm; ở trung phẩm lại có độ cao
lớn hơn hạ phẩm, cho nên ta đi từ thượng phẩm thì cố nhiên thân hình cần thu nhỏ
lại, thấp xuống để ta không khác thường với chúng sanh nới ấy, đó gọi là thích
hợp cảnh giới là vậy.
1. Hạ Phẩm Hạ
Sanh – Đem theo vọng nghiệp mà vãng sanh
Chưa nói được
mấy câu đã đến ao sen hạ phẩm rồi. Thoáng nhìn qua, đã thấy bãi đất bằng
như bàn tay đều do cát vàng trãi phủ kín, óng ánh vàng rực. Trên bãi đất
rộng mênh mông ấy, có vô số các bé gái chừng 13, 14 tuổi. Các bé ấy mặc
cùng một loại áo màu lá mạ, váy màu hồng đào, đeo đai vàng óng. Mà lạ!
Tất cả các đứa bé cùng cỡ tuổi, cùng chung một dáng dấp mặt mũi y như
nhau. A! Thế ra Tây Phương Cực Lạc thế giới cũng có con gái nữa.
Tôi bèn hỏi
Bồ Tát Quán Thế Âm:
–
Thưa Bồ Tát nghe kinh Phật nói ở thế giới Cực Lạc không có sự phân biệt nam nữ,
cớ sao ở đây lại có con gái nữa?
Ngài trả lời:
–
Đúng vậy, ở nơi đây không hề có sự phân biệt tướng nam tướng nữ. Ông nhìn
lại thân hình ông thì biết!
Tôi nhìn lại
mới hết hồn, thì ra tôi cũng có dáng dấp của bé gái 13, 14 tuổi và cách ăn mặt
cũng giống y hệt những đứa bé gái kia, còn mặt mũi thì thế nào chưa biết chứ
tóc tay và quần áo chẳng khác các nữ chúng ở đây tí nào. Tôi ngạc nhiên hỏi
Bồ Tát:
–
Thưa Bồ Tát tại sao như thế này được? Ngài bảo:
–
Ở đây có một vị Bồ Tát chủ trì, nếu vị ấy biến nam thì toàn bộ là nam,
khi biến nữ thì toàn bộ đều là nữ. Thực ra dẫu có biến nam hay nữ thì tất
cả đều từng ấy tuổi, và dẫu có biến nam hay nữ thì tất cả đều như nhau đâu có sự
phân biệt khác phái được, hơn nữa từ hoa sen hóa sanh ra là không có máu thịt
chỉ một thể dạng trong suốt, chỉ có thay đổi dáng dấp bề ngoài thôi. Ông
nhìn lại xem có phải vậy không?
Tôi nhìn lại
thân thể mình đúng là trong vắt như pha lê chiếu sáng, không có xương thịt máu
móng tay chân. Những người được vãng sanh đến ao hạ sanh hạ phẩm này đều
là đối nghiệp vãng sanh, không luận là trai hay gái, trẻ hay già, sau khi từ
hoa sen hóa sanh ra, nhất loạt biến thành bé 13-14 tuổi cùng một cách ngây thơ
xinh đẹp như vậy.
Tôi hỏi Bồ
Tát Quán Âm:
–
Thưa Bồ Tát tại sao người vãng sanh đến đây lại biến thành cùng một dáng dấp, lại
cùng một độ tuổi vậy?
Ngài
trả lời rằng:
–
Tại vì Phật tánh bình đẳng. Phật lực A Di Đà tiếp dẫn họ đến hóa sanh bằng
hoa sen, tất cả đều được tiếp độ, tất cả đều được liên hoa hóa sanh, cho nên tất
cả đều được đãi ngộ như nhau cho dù là ông cụ bà cụ hay là trai tráng, sau khi
từ hoa sen nở ra, đồng loại trở thành những đứa bé mười mấy tuổi, tướng mạo y
như nhau, kháu khỉnh dễ thương y như nhau.
Sau khi được
hóa sanh ra trong ao hạ sanh phẩm, mỗi ngày trong 6 thời, có một thời là hội giảng
kinh do một vị Bồ Tát chủ trì. Khi đến giờ chuông pháp reo vang, người
trong ao sen lầu các, nhất loại biến thành nam hoặc nữ có hình tướng nhất
định, trang phục đều như nhau, toàn do Phật lực hoặc do Bồ Tát điều khiển.
Những người trong hạ sanh hạ phẩm này ban ngày rời khỏi hoa sen ra ngoài chơi
giỡn hoặc ca hát, hoặc là nhảy múa, hoặc là lễ bái hay niệm Phật tụng kinh và tất
cả đồng theo ý thích của mình. Đến giờ nghỉ ngơi buổi chiều tốt thì mỗi
người đều trở về hoa sen của mình, hay nói cách khác ban ngày sen nở ban đêm
sen úp. Khi đã trở vào hoa sen rồi sẽ không được hoạt động lăn xăn bên
ngoài, chỉ có thể niệm Phật hoặc là có thể trầm tư suy tưởng những vọng ảnh.
Vì hạ phẩm hạ sanh nay là đới nghiệp vãng sanh, nên khó tránh được những phân ảnh
của vọng nghiệp được đem đến từ đời quá khứ.
Bồ tát Quán
Âm dẫn tôi đến một quảng trường. Thoạt đầu tôi chỉ thấy chừng một hai chục
bé gái, rồi vài chục, rồi vài trăm, vài ngàn, vài vạn bé. Trong chốc lát
cả cái sân rộng mênh mông của quảng trường đã đầy ấp các bé gái có dáng dấp y
như nhau, quần áo và độ tuổi cũng như nhau, tập trung lại xếp thành hàng ngũ chỉnh
tề, việc ấy như là một chuyện rất dễ dàng nhẹ nhàng vậy. Chẳng giống như ở
thế gian mình đây, muốn tập trung xếp thành một lúc hàng vạn người hay nói dễ
hơn chừng ít ngàn người thôi cũng tốn hao nhiều công sức và thời gian để chỉnh
đốn hàng lối rồi.
Tôi lại được
dẫn đến bên ao sen. Lạ quá, nước trong ao lềnh bềnh như mặt thoáng hơi nước,
như là mây, như là không khí vậy, chớ không giống nước ở thế gian này.
Bồ Tát bảo:
–
Ông xuống tắm thử đi.
Tôi lo lắng:
–
Rồi ướt hết áo sao? Thưa Bồ Tát.
Ngài bảo:
–
Không ướt đâu, không giống như ao ở thế gian làm ướt áo lúc tắm.
Tôi vâng lời
mạnh dạn xuống tắm. Đúng như vậy, quần áo tôi không hề ướt. Tôi vốn
sợ ao hồ vì không biết bơi, nhưng ở đây lại có thể theo ý nghĩ của mình, muốn
lên, muốn xuống, qua trái, qua phải, toàn theo ý điều khiển. Tôi thích
thú lượn trong ao sen tắm và giỡn nước, vì hiếu kỳ tôi thử hớp một ngụm nước.
Ôi ngọt quá. Thế là tôi há to miệng hớp lấy hớp để, càng uống tinh thần
càng khỏe khoắn toàn thân nhẹ thênh thênh. Lúc ấy tôi bay tới giữa ao thấy
rất nhiều đóa sen vô cùng đẹp đẽ nở sáng lạng, có người ngồi trên hoa sen niệm
Phật. Nhưng cũng có một số hoa sen đang héo úa, hoặc gẫy gập, thậm chí có
đóa tàn lụn.
(Nước ao
sen này chính là loại nước mà kinh A Di Đà ghi là Bát Công Đức Thủy) .
2. Cảnh
Phản Ánh Vọng Nghiệp
Chúng sanh
của hạ phẩm hạ sanh là những chúng sanh được đới nghiệp vãng sanh do nhất tâm
niệm Phật cầu sanh tịnh độ… Thế nào gọi là đới nghiệp vãng
sanh? Ngày trước ở trong thế gian ta bà, những chúng sanh này, từng
tạo qua vô số nghiệp ác, như sát sanh, trộm cướp, phỉ báng, dối gạt, hãm hại,
tà dâm, nói thêu dệt v.v… nói về hành vi những người này lẽ ra không thể vãng
sanh được nhưng ở ngày sắp chết ấy, gặp được thiện trí thức dạy bảo niệm Phật cầu
vãng sanh tịnh độ… Do bất tâm nhất loạn niệm Phật liên t ục trong phút cuối,
lại được nguyện lực Đức Phật A Di Đà gia bị cho nên được tiếp dẫn đến Tây
Phương Cực Lạc, hóa sanh trong ao sen của hạ phẩm hạ sanh. Nhưng mà trong
9 phẩm hoa sen ấy, nếu muốn tu tiến từ phẩm thấp nhất là hạ phẩm hạ sanh đến phẩm
cao nhất là thượng phẩm thượng sanh phải cần thời gian là 12 kiếp trên ấy (một
kiếp tên ấy bằng 16,798,000 năm dưới trần gian, muốn vượt thêm để thành Phật cần
21,576,000 năm dài). Nếu như ta nhất quyết chịu khó tu trì ở ta bà này,
thì chúng ta chỉ cần vài ba năm hay năm bảy năm đã có thể ở trung phẩm hay thượng
phẩm rồi, còn nếu ráng tu hết kiếp có thể thành Phật đạo . Do đó chúng ta
cần biết quý cái thân người, thân người khó đặng nay đã đặng thì phải ra khổ
công mà tu hành, thì sẽ có nhiều triển vọng thành Phật hơn ở bất kỳ cảnh giới
nào. Chúng ta phải ráng tu hành như gương Ngài Ấn Quang Pháp Sư hay Hoằng
Nhất Pháp Sư chẳng hạn, các Ngài đang ở Thượng Phẩm Thượng Sanh.
Nhưng mà,
nói qua cũng cần nói lại, chúng sanh ở thế giới ta bà ngày lại có rất nhiều loại
khổ tâm khó mà tránh nổi, khổ tâm về cuộc sống, về sự già nua, bệnh, chết chóc,
về oán ghét mà cứ gặp, về yêu thích mà cứ xa, về ngũ ấm dấy loạn, về ướt mơ mà
không đạt thành; còn ở Thế Giới Cực Lạc dẫu ở bậc thấp thấp nhất là hạ phẩm hạ
sanh thì cũng có an lạc mà không có khổ tâm.
Những người
ở hạ phẩm hạ sanh tuy cần 12 kiếp để đạt thành chánh quả, nhưng tuần tự từng bước,
có chỉ bảo rõ rệt để họ không bị thoái chuyển mà rớt xuống tam ác đạo (là địa
ngục, súc sanh, ngạ quỷ), suốt quá trình tu tập vững như bàn thạch trong cảnh cực
lạc mà trôi qua .
Hoa sen ở hạ
sanh hạ phẩm, không giống hoa sen ở thế gian chúng ta, nó lớn cỡ 3 dặm đến 4 dặm,
nó cao 3 đến 4 tầng lầu. Hoa sen nào cũng phát hào quang, nếu mà chúng
sanh trong hoa sen ấy khởi vọng tưởng thì ánh sắc của hoa sẽ u trầm ảm đạm, nếu
nội tâm thanh tịnh thì hoa sen sẽ rừng rực chiếu sáng.
Bồ Tát Quán
Âm nói:
–
Chúng sanh từ nhiều đời nay, tạo vô lượng những nghiệp không giống nhau, cho
nên sau khi đới nghiệp vãng sanh, c’ach phản ánh vọng nghiệp cũng khác
nhau. Người trong hạ phẩm hạ sanh nghiệp chướng tương đối nhiều vì có sự
khác biệt về nặng nhẹ, ít nhiều của nghiệp mang theo nên trong các hoa sen ở hạ
phẩm cũng chia làm thượng trung hạ ba bậc, phần nhiều là những loại hình ân
tình luyến ái khó quên như cha mẹ, anh em, chị em bạn bè v.v… và cả mơ ước về vật
mỗi thứ đều phản ảnh ra cũng như ở thế gian chiêm bao vậy . Giờ đây tôi
đưa ông đi xem tình hình thực tế của một phản ảnh vọng nghiệp ở nơi đây nha!
Bồ Tát Quán
Âm dẫn tôi qua mấy ngã quẹo, đến 1 đóa sen tương đối ảm đạm tối. Lúc đến
gần thì tôi thấy một tòa lâu đài, phòng ốc đẹp lớn hơn cung vua, vườn hoa vô
cùng tráng lệ, trong nhà bày biện những vật cổ quý giá, tất cả đều bố trí trang
nhã không khác gì nhà của một tể tướng sang quý nhất vậy. Trong ấy trai
gái già trẻ mười người, quần áo giống ở thế gian ta, có người ra ra vô vô ra rất
là nhộn nhịp như đang sửa soạn đãi đằng gì đó.
Tôi hỏi Bồ
Tát Quán Âm:
–
Thưa Bồ Tát tại sao trong thế giới Cực Lạc lại có cả cách sống như ở trần gian
vậy?
Ngài trả lời:
–
Cảnh này là của một người lúc lâm chung tâm của bà ta rất là thanh tịnh, nhưng
khi đến đây những tánh thói của nghiệp vọng nhiều đời nhiều kiếp dầy đặc, chưa
dứt hết hồng trần, nên mỗi khi về nghĩ ở hoa sen hay đánh giấc mơ về dĩ vãng,
thương nhớ cha mẹ, vợ con, người yêu, bà con, anh em quyến thuộc v.v… mà hễ vọng
niệm khởi thì hiển hiện ra ngay. Ở đây chỉ có an lạc mà không có khổ đẫu
là khổ “cầu bất đắc”. Cho nên khi vọng niệm nhớ đến cha mẹ, cha mẹ hiện đến,
nhớ nhà lầu cung son thì nhà lầu cung son hiện ra, muốn ăn món sơn hào hải vị
gì thì tất cả đều hiện đến ngay. Nhưng khi tỉnh lại, tất chẳng có món nào
cả, đấy là phản ảnh giống như người ở thế gian chiêm bao mà thôi. Những
thứ đó đều là một thứ sắc giả hiện và ngay khi ấy những người đang sống ở thế
gian cũng không hề hay biết gì.
Những lời Bồ
Tát dạy khiến ta thức tỉnh, kỳ thực cuộc sống ở thế gian này há chẳng giống như
một giấc mơ lớn hay sao? Đua chen đã đời khi xuôi tay tạ thế thì chẳng có
cái gì đem theo được cho dù có dành dụm được vô vàn của báu nhưng đến lúc lâm
chung cũng đành ra đi với hai bàn tay trắng.
Bồ Tát Quán
Âm còn cho biết:
–
Đúng ra người đời nghiệp vãnh sanh đến đây thì vọng tưởng còn nhiều hơn người
thế gian, bởi vì ở thế gian là dạng vật chất cách ngăn rất nhiều, khi vọng tưởng
này được dựng lên thì che lấp vọng tưởng trước, nên cái này sinh làm cái trước
diệt, sinh diệt liên tục làm luôn luôn không bỏ. Không thỏa các ước mơ to
lớn, nên hay có cái than vãng cầu bất đắc khổ, nhưng ở Chực Lạc Thế Giới thì
khác, chỉ cần tưởng cái gì thì cái đó trình diễn ra ngay, cho hưởng dụng tối
đa, vì nơi này có tính chất thuộc hư không và trải đầy pháp giới. Ở
cõi trời thì lại là thần chất, tuy vật chất do thân lực ngũ thông hiển hiện
nhưng cũng có lúc cầu mà không được. Còn ở thế gian thuộc vật chất
là ngàn trùng xa cách, nếu có cầu mong gì thì khó mà hiện thực được.
Tôi lại hỏi
Bồ Tát:
–
Vọng cảnh (tức mộng) với thực cảnh thanh tịnh của Như Lai khác nhau ở chỗ nào?
Ngài dạy rằng:
–
Thực cảnh là còn mãi không mất, vĩnh viễn phóng ra muôn đạo ánh sáng, còn vọng
cảnh thuộc về vô thường không thể phóng ra bất kỳ ánh sáng nào cả, mà cũng
không có gì bền chắc, đến khi thức tỉnh rồi thì không thấy có gì tồn tại.
Chúng sanh trong thế giới ta bà không biết hối tiếc tinh lực của cuộc đời phung
phí trong việc tranh danh đoạt lợi tạm bợ, đấu đá cho đến chín sống mười chết, rốt
cuộc lại buông hơi tắt thở chẳng vác được theo cái gì mà mình mất công trăm cay
ngàn đắng để dành lấy, thần thức lại bị đoạ lạc vào luân hồi lục đạo, trôi theo
sinh tử, nương nghiệp báo mà nếm đủ chua cay đắng chát, bởi vậy muốn thoát khỏi
biển khổ, cần sớm thức tỉnh dừng chân ác nghiệp.
Bồ Tát bảo
căn nhà này là của một người Phổ Điển tỉnh Phước Kiến, đồng hương với tôi được
đới nghiệp vãng sanh, Bồ Tát bảo tôi vào nhà xem thử. Tôi gõ cửa vào nhà,
ở trong nhà đang bày tiệc, có chừng 6-7 chục người đang say mê chè chén, trên
bàn đầy dẫy những món trân châu quý giá. Tôi thấy có một ông già ra đón
tôi chừng 70 chục tuổi, đáng hào phóng, có thể là chủ nhà.
Ông ta hỏi:
–
Mời ông vào tiệc. Ông ở đâu đến đây?
Tôi trả lời:
–
Tôi là người đồng hương với ông. Tôi đến từ phổ điền, tỉnh Phước Kiến.
Ông ta nghe
nói đến đồng hương là hớn hở ra mặt:
–
Ồ! Thế thì hay quá, quý quá, mời vô.
Tôi hỏi:
–
Ông đang ăn mừng việc gì vậy?
Ông cười cười
hỏi lại:
–
Ông làm sao mà đến được đây vậy?Tôi đưa tay chỉ ra ngoài cửa và nói:
–
Bồ Tát Quán Âm dẫn tôi đến đây tham quan các chỗ rồi về.
Tôi vừa nói
xong câu ấy, tất cả các cảnh vật ở đây đột ngột biến mất, ông già ấy vừa nghe
thánh hiệu Quán Âm liền rùng mình một cái lộ vẻ bẽn lẽn sám hối. Trước mắt
tôi khi nãy là một cảnh ồn ào chè chén của 6-7 chục người trong một căn nhà bày
biện lộng lẫy đã tan biến đi đâu mất hết mà bây giờ tôi chỉ thấy một đóa hoa
sen, trên ấy có cô bé 13-14 tuổi trong hào quang niệm Phật, thật là đẹp vô
cùng.
Sau đó ông
ta kể:
–
Tôi người thôn Da Đầu, Hàm Giang, thuộc Phổ Điền của tỉnh Phước Kiến, tên là
Lâm Đạo Nhất. Nhà giàu có thuộc gia đình danh vọng trong thôn, ngày lâm
chung được thiện trí thức chỉ dẫn, 10 niệm vãng sanh. Cái mà tôi xấu hổ
nhất là nghiệp chướng vọng tưởng quá nhiều không thể trừ hết, ân tình khó dứt,
nên ưa nghĩ bâỵ bạ, hiện ra đủ thứ vọng cảnh. Bồ Tát Quán Âm từng gọi tôi
lên hai lần dạy dỗ, bảo tôi sửa sai, thế mà tật cũ tôi cứ vướng phải, sửa chữa
không được. Tôi có đứa cháu tên là A Vượng đang ở Tân Gia Ba, ông nói dùm
con tôi là tôi vãng sanh Tịnh Độ Tây Phương rồi.
Bồ Tát Quán
Âm thường khuyên nhủ những người đới nghiệp vãng sanh này, nên thường đến tắm
trong nước Bát Công Đức thủy để rửa đi vọng tưởng trong lòng, cho mình trở về
được thanh tịnh như lúc ban đầu, hiện ra bản lai diện mục của mình.
Tôi lại được
dẫn đến một thung lũng hẹp giữa hai bờ vách cao, tôi được mục kích một hiện tượng
lạ, một cô bé chừng 20 tuổi ngồi khóc rống thê thảm. Tôi ngơ ngác
nghĩ: “Thế giới Cực Lạc không hề có sự khổ tâm mà sao lại có cô gái khóc
lóc thảm thương vậy nhỉ.”
Bồ Tát như
hiểu ý tôi, bảo tôi tới đó xem sao.
Tôi bèn đến
bên cô gái, chắp tay hỏi nguyên cớ đâu lại khóc sướt mướt vậy? Cô bé ngước
nhìn thấy tôi, không những không khóc nữa mà cười xòa nói với tôi:
–
Dạ thưa không có chi, chỉ vì tâm linh vọng nhớ bậy bạ thôi.
Nói rồi cô
chuyển mình thành bé gái 13-14 tuổi thân hình trong vắt ngồi ngay ngắn chắp tay
lên đóa hoa sen tỏa chiếu ánh hào quang, còn cảnh thung lũng với vách núi cao
khi nảy biến mất. Cô bé mỉm cười nói với tôi:
–
Cháu người Thuận Xương tỉnh Phước Kiến, năm 1960 cháu 21 tuổi, gia đình ép gả
chồng, cháu cương quyết xuất gia học Phật. Gia đình không cho bức bách
quá cháu nhảy xuống vực như nãy ông thấy đó để tự sát, việc này vốn trong thập
ác tử, không được siêu sanh, nhưng Bồ Tát Quán Âm vì thương cảm cháu một lòng một
dạ vững quy y đầu Phật cho nên tiếp dẫn cháu đến chốn nầy, vì cháu mới đến
không lâu nên vọng nghiệp chưa dứt trừ, do đó thỉnh thoảng không kềm chế được nổi
kinh hoàng khi té chết cho nên dễ bị phản ảnh ra ngoài, hiện tượng này giống
như thế gian gặp ác mộng, thường hiện ra cảnh giới hãi hùng, dù được Bồ Tát
Quán Âm thuyết pháp dạy bảo nhưng vẫn chưa gội sạch được.
Tôi nhắc
khéo cô bé:
–
Cô coi, đứng bên tôi không phải là Bồ Tát Quán Âm sao?
Cô nhìn lại
vội vã quỳ xuống đãnh lễ Bồ Tát. Bồ Tát chỉ dạy cô ta, và dặn cô bé hãy
xuống ao tắm nước Bát Công Đức sẽ lần hồi tiêu trừ nghiệp chướng này.
Trong ao
sen này tôi lại thấy một số sen cũng tỏa sáng, một số sên lại úa héo ảm đạm và
lụn tàn, tôi thấy lạ bèn hỏi Bồ Tát, Ngài trả lời:
–
Một đóa sen tàn héo, là bởi có người thoạt đầu tin Phật, niệm Phật tinh tấn lắm,
nên đã gieo vào ao sen mầm nẩn hoa cũng đẹp sáng hào quang, nhưng siêng năng ít
lâu đã uể oải, giải đãi tâm ban đầu, không những không niệm Phật mà còn gây tạo
nghiệp thập ác, do đó thiện căn tuy nó thành hoa sen nhưng cũng úa héo gãy tàn
đi. Ông xem đây, hoa sen kia là của một ông người Giang Tây, lúc đầu quy
y niệm Phật, sau đó được ra làm quan, chẳng niệm Phật nữa mà còn mở sòng chứa
làm chuyện thập ác bị chính phủ phán xử tử hình, cho nên hoa sen bị héo gẫy
luôn. Còn một đóa này nữa, người này quy y niệm Phật được 3 năm, hoa nọ
coi khá khá rồi gặp dịp làm ăn lớn, cật lực hốt của phi nghĩa, cuối cùng bị phá
sản, hết đường tính kế, tự sát chết, phạm thập ác là không được vãng sanh, mới
khiến hoa sen của ông ấy tàn lụn vậy đó.
Tôi lại hỏi
Bồ Tát:
Thưa Bồ
Tát, thường thường Lương Pháp Sư tại tiền có nói với con là niệm 1 câu Phật diệt
hằng sa tội, người ấy niệm Phật những 3 năm mà sao chẳng có công quả gì vậy?
Ngài bảo:
– Câu
ấy là chỉ cho kẻ nương đời tạo ác, sau khi nghe thiện trí thức khuyên mới hồi
tâm hướng thiện, sám hối lỗi xưa, thề không phạm nữa, thật lòng bỏ ác làm lành,
niệm Phật 1 câu các tội tiêu sạch, nếu còn tiếp tục không ngừng niệm Phật khi
chết vãng sanh lạc quốc, dẫu đới nghiệp vãng sanh cũng quyết không thoái chuyển,
sau rốt thành Phật.
Bồ Tát
ngưng một hồi nói tiếp.
–
Nhưng cũng có người trên môi niệm Phật lòng như rết rắn, âm thầm hại người, tác
ác gian phi, ấy vẫn hành vi thập ác không vãng sanh được, chỉ có gieo được một
chút ít căn lành thế nhưng nếu người ấy một mai thức tỉnh, sửa sai làm lành, niệm
sám hối hoa sen ấy lại vươn lên sáng đẹp như thường.
Đang nói,
tôi đột nhiên gặp ni cô chừng 30 ngoài tuổi tiến về tôi reo mừng. Tôi
nhìn kỹ thì ra Ni Sư Pháp Bổn trụ trì Am ở trên núi Vân Cư tỉnh Giang Tây.
–
A, Khoan Tịnh Sư Huynh đã đến rồi, hoan nghênh, hoan nghênh…
Tôi hỏi cô:
–
Cô vãng sanh lúc nào? Sao tôi không biết?
Cô ấy bảo:
–
Năm 1971 tại vì không chịu hoàn tục, bị ép quá nhảy sông tự sát, lẽ ra phạm
nghiệp (thập ác) là không vãng sanh, nhưng đức Phật mở lượng từ bi thương cho
thân nữ chưa nhiễm hồng trần, nhất tâm niệm Phật, nên tiếp dẫn cho vãng sanh đến
đây, cũng chưa được bao lâu.
Tôi lại hỏi:
–
Vãng sanh hạ phẩm tất cả cùng một dáng dấp 13-14 tuổi, sao cô lại vẫn có tướng
ni cô ngoài 30 tuổi vậy?
Cô trả lời:
–
Nghe Sư Huynh đến, muốn dễ dàng cho Sư Huynh nhận mặt mới dám phản ảnh theo vọng
nghiệp chút đỉnh, Sư Huynh về rồi nhắn dùm Sư Huynh Khoan Trung hãy yên tâm mà
tinh tấn tu hành, muội đã vãnh sanh tịnh độ rồi.
3. Viếng
Tháp Tịnh Quán Và Ngôn Ngữ Đà La Ni
Đột nhiên
chuông reo, Bồ Tát Quán Âm nói, đến giờ thuyết pháp rồi, tôi thấy tất cả bé gái
lúc nãy chuyển mình thành bé trai cả, cũng 13-14 tuổi thôi, nhưng dáng trai trẻ,
mặc áo đỏ đai vàng óng, tóc để hai kết phía sau đầu, thân tay chân đều trong trắng
và thấu suốt. Cả hàng ngàn hàng vạn trẻ nhẩy ra khỏi đài sen, cùng nhau
xá lễ, nhạc trời ở đâu trổi dậy du dương, chim chóc các loại hóa lên niệm Phật,
tiếp đó xuất hiện một vị Bồ Tát toàn thân phóng ra ngàn muôn tia sáng đủ màu,
toàn cảnh ấy đẹp đẽ vô cùng. Bồ Tát Quán Âm nói:
– Vị
này là Đại Nhạo Thuyết Bồ Tát, hôm nay đến phiên Bồ Tát ấy trực tiếp thuyết
pháp.
Trước hết
Ngài hướng dẫn chúng sanh ở đây đi đãnh lễ mười phương chư Phật Thánh.
Lúc ấy rợp cả bầu trời trải xuống từng chùm, từng chùm các loại hoa đủ màu tươi
thắm, các bé trai ấy hàng ngũ rất chỉnh tề đưng dậy dùng vạt áo của mình hứng đầy
những hoa tuyệt diệu ấy, đi cúng dường 10 phương chư Phật. Thoáng chốc
như những tia sáng xẹt tủa ra rồi xẹt trở lại ngay ngắn hàng lối để vào nghe giảng,
vô cùng nhanh nhẹn và đẹp mắt.
Ở trong Hạ
Phẩm Hạ Sanh, có một nơi gọi là phòng thuyết pháp “Ngôn ngữ Đà-La-Ni”, Nhôn Ngữ
Đà-La-Ni có nghĩa là Bồ Tát thuyết pháp câu gì chẳng biết, nhưng đến tai của
người nào, đều đã chuyển ngữ thành tiếng bản xứ của người đó, bất cứ người Quảng
Đông, Phước Kiến, Bắc Kinh, Giang Tây, Hải Nam, Triều Châu, Nhật Bản, Triều
Tiên, Pháp, Mỹ, Việt Nam, Liên Xô, Phi Châu v.v… cứ như là Bồ Tát đang thuyết
pháp bằng tiếng nước mình vậy chẳng cần thông dịch viên cũng trực tiếp nghe được,
đó là cái ảo diệu, nhiệm mầu của Ngôn Ngữ Đà-La-Ni .
Ở Hạ Phẩm Hạ
Sanh, lại có một tòa tháp rất cao, gọi là Định Quán Tháp, chúng sanh ở nơi này,
nếu muốn lên đến tầng cao nhất của tháp hoặc từ đó xuống dưới chỉ cần khởi tâm
niệm là lên xuống tự nhiên, chẳng cần thang máy như vẫn thấy ở thế gian
này. Thân thể của họ như đã nói đều trong suốt, không gì trở ngại, không
những lên xuống mà ngay cả đi lại hay vượt vách tường v.v… cũng cứ bước là qua,
không hề vướng mắc thâm. chí cả ngàn cả vạn người tụ vào một gian phòng, cũng
không hề đụng độ va chạm, đến vướng chân nhau, bởi lẽ thân thể họ vốn không máu
xương vật chất mà là một thể thấu suốt vô ngại .
Tịnh Quán
Tháp vô cùng to lớn, ở trong ấy, cái gì cũng có thể thấy được, có thể ảnh hiện
ra cả những cảnh giới của mười phương thế giới, nó như ngay tại chỗ ấy.
Chẳng hạn
muốn thấy trái đất của cõi ta bà dây, đưa mắt dõi theo chỉ chừng một hạt cát,
nhìn mặt trời cũng vậy chỉ lớn hơn tí ít, nhưng nếu muốn nhìn rõ tình cảnh của
một vùng nào đó như Châu Á chẳng hạn, thì cảnh ấy sẽ hiện lớn ra, muốn thấy vạn
lý trường thành của Trung Quốc chẳng hạn hay thậm chí muốn nhìn kũ trong nhà
nào ở đâu, sinh hoạt hiện giờ ra sao, đều hiện rõ vanh vách ra trước mắt, hay
nói cách khác, chỉ cần nghĩ tới đâu, trong Tịnh Quán Tháp sẽ hiện rõ nơi ấy, việc
ấy, cứ như là đài thiên văn vũ trụ tinh vi nhất vậy.
Vãng sanh đến
Hạ Phẩm Trung Sanh là những người ở ta bà hàng ngày làm việc thiện, tích lũy
phước đức, hoặc niệm Phật hồi hướng vãng sanh Tịnh Độ với sự gia bị của PHật A
Di Đà, liền được cảnh giới này.
Vãng sanh đến
hạ phẩm Thượng Sanh là những người ta bà tiến bộ hơn một bậc nữa, hằng giữ gìn
ngũ giới, bát quan trai giới, tích cực hành thiện, bố thí, tu trì tương đối
nghiêm cấm, mới vãnh sanh đến nơi này.
Tham quan
sơ qua những nơi này, Bồ Tát đẫn tôi lên cao hơn một từng nữa, đến trung phẩm để
viếng thăm.
Viếng Trung
Phẩm Liên Hoa Nơi Phàm Thánh Đồng Cư
Ra khỏi ao
sen hạ phẩm, tôi lại trì chú, thân như ngồi máy bay lướt gió mà bay lên, đột
nhiên tôi có cảm giác thân mình đang từ từ lớn và cao lên. Hoa sen ở
Trung Phẩm quả là to lớn, một đóa sen lớn cở 8, 9 trăm dặm, bằng như 1 tỉnh ở
Trung Quốc, bán kính hoa sen có thể lớn bằng từ Tân Gia Ba đến nửa nước Thái
Lan, toàn hoa sen có thể lớn vậy nên người ngồi trên đó phải lớn tương đương,
ta đã biết cao tớ bậc nào chẳng cần phải nói, chư vị cũng biết là phòng xá cung
điện ở đây phải lớn đến cỡ nào để tương ứng với hàng vạn chúng sanh vào trong
nghe giảng pháp.
Bồ Tát Quán
Âm nói:
–
Ở Trung Phẩm đa số là Phàm Thánh Đồng Cư tứ chúng đều có (tứ chúng là tăng ni,
thiện nam, tín nữ) người vãng sanh đến đây, những người đến đây hơn người Hạ Phẩm
một bậc, lúc sanh tiền họ đều có ý niệm ra khỏi Tam Giới. Ở thế giới ta
bà chịu khổ tu luyện ngoài việc tự tu, còn tích cực trong công việc Phật sự, hoặc
đóng góp xây dựng chùa tháp, hoặc in ấn kinh sách, hoặc là trùng tuyên Phật
pháp, dùng phương tiện khéo để khuyên hóa người khác tin Phật, tin pháp tin
tăng, giảng giải chỗ nghi ngờ khó hiểu trong kinh Phật để người người
tinh tấn tu hành, còn cố gắng bố thí, pháp thí, vô úy thí, nghiêm trì giới luật,
biết phát lòng từ bi, hỉ xả, lâm chung nương Tây Phương tam thành tiếp dẫn,
vãng sanh đến ao sen Trung Phẩm, nhưng mà cách tu trì như cách tu trì như trên
vẫn có bậc sâu cạn, nên ở đây cũng chia làm ba bậc Thượng Sanh, Trung Sanh, Hạ
Sanh.
Câu chuyện
vừa dứt chúng tôi đã đứng trước một đại điện, tôi đảnh lễ chư vị Bồ Tát nơi
đây, Bồ Tát Quán Âm liền dẫn tôi đi tham quan các nơi.
Ôi!
Ao sen Trung Phẩm mới đẹp làm sao, so với Hạ Phẩm, sao sen Trung Phẩm không biết
vượt trội hơn chục lần, bốn bên đều được xây bằng bảy báu, hoa sen trong ao
phóng ra những tia sắc sáng lung linh cùng nhau ánh lên màu sáng chói lọi hấp dẫn
vô cùng. Lạ hơn nữa là hoa này rất nhiều thần cánh sen, bên trong mỗi tầng
đều hiện đình đài lầu các, bảo tháp, phóng mười mấy thứ ánh sắc, cảnh trí đẹp
không sao tả xiết, người ngồi trên toà sen toàn thân hiện sắc óng ánh vàng hồng
trong suốt, cũng phóng muôn đạo hào quang. Tất cả những người ở đây
y phục cùng loạt giống như nhau, tuổi thì cở trên dưới hai mươi không thấy một
đứa trẻ nào hay là một người già nào, bất giác tôi nhìn lại mình thì cũng giống
như họ, riêng chỉ có Bồ Tát Quán Âm là giữ nguyên dáng Bồ Tát thôi.
Tôi hỏi Bồ
Tát Quán Âm:
– Tại sao
cái gì ở đây cũng có hào quang, màu sắc gì thì phát ra màu ấy, còn thân con người
ở đây đều phát ra hào quang giống như nhau vậy?
Ngài trả lời:
–
Ở đây tất cả mọi cái đều dưới sự tác động của Phật lực Đức Phật A Di Đà.
Đức Phật A Di Đà phóng ra vô lượng quang minh phản ánh đến đây khiến tất cả đều
phát lồ phóng quang chuyển biến, trong thân ông cũng như vậy. Trong mỗi cảnh
giới của ao sen cách trang sức và dáng dấp đều giống nhau và cũng một màu, trừ
phi chính mình có năng lực thần thông biến hóa ra các dạng khác, bằng không
toàn thể đều thống nhất như nhau.
Bồ Tát còn
cho biết tuy là Trung Phẩm, ở đây cũng có những đóa sen, những lầu các u trầm, ảm
đạm, không phát ra hào quang, nhưng đây không phải là cảnh thực của Cực Lạc mà
là cảnh giới vô thường mộng ảo của vọng tưởng dĩ vãng từng cúng sanh.
Bồ Tát chỉ
cho tôi xem cái tòa lầu các ảm đạm gần đấy, bốn phía của lầu các là vườn hoa rất
rộng, trăm hoa đua nở đủ màu sắc, chim chóc trên cành nhảy nhót hót vang cảnh
trí như nhà trưởng giả hào phú. Gia đình này lớn bé già trẻ chừng hai
mươi người, tòa đại sảnh có trang thiết thờ tam bảo, cha mẹ con anh chị em thân
quyến tựu lại niệm Phật tụng kinh vô cùng thuần thành và tinh tấn. Lúc ấy
Bồ Tát Quán Âm bảo tôi:
–
Cái gia đình này hay bố thí, làm lành từ bi hỷ xả, một số đã vãng sanh Trung Phẩm
liên hoa, nhưng vẫn cứ vọng nhớ tình cảm xa xưa cho nên thành vọng cảnh luôn
như vậy . Bồ Tát còn nói:
–
Trong 9 phẩm hoa sen, mỗi phẩm đều từ dưới lên trên, khi tu được rồi thì hoa
sen sẽ được dời lên ao phẩm trên. Cũng giống như tham thiền vậy, sơ thiền
tu rồi lên nhị thiền, nhị thiền rồi lên tam thiền, rồi mới tới tứ thiền, lý ấy
là như vậy.
Đột nhiên
tiếng chuông reo vang, lầu các nầy thoáng cái đã biến mất, tất cả trở lại thân
thanh niên khoảng 20 tuổi, hiện sắc óng vàng hồng trong suốt, bề ngoài trang sức
đều đồng loạt giống nhau, và số người càng ngày càng đông, không thể kể hết,
hình thành một hội trường to lớn.
Bồ Tát Quán
Âm nói:
–
Hôm nay ở đây do Bồ Tát Đại Thế Chí và Thường Tinh Tấn Bồ Tát giảnh về kinh
Pháp Hoa, ông đi nghe chứ!
Tôi trả lời:
–
A Di Đà Phật, con rất thích kinh Diệu Pháp Liên hoa thưa Bồ Tát.
Nói rồi tôi
cùng Bồ Tát Quán Âm bước lên hội trường của Đài giảng, bốn bên đài giảng đều là
hàng rào như gắn những hạt châu phóng ra trăm ngàn tia sáng chiếu rọi lung
linh, hai bên có bảy hàng cây báu cao thấy mây xanh, trên cây cũng có đình đài
lầu cát và đông đảo các Bồ Tát tập trung trên ấy để nghe giảng kinh, giảng đài
này được xây bằng thất bảo lưu ly cao không biết bao nhiêu trượng, vô cùng
trang nghiêm.
Bồ Tát Quán
Âm dẫn tôi lên đài, tôi đảnh lễ hai vị Bồ Tát giảng sư rồi hai vị chủ tôi ngồi
kế bên. Đại Thế Chí Bồ Tát lên bục giảng, lúc ấy không biết từ đâu khói
hương xông lên, thơm ngát lan tỏa. Đâu đây du dương tiếng nhã nhạc lưng
trời, những con chim muôn màu muôn vẻ nhiều vô số đang bay lượn và hót lên
thánh hiệu niệm Phật. Khi tất cả lễ bái xong, Bồ Tát Đại Thế Chí đứng dậy
tuyên bố nội dung buổi giảng:
–
Diệu Pháp Liên Hoa kinh là căn nguyên của chư Phật Thế Giới Hoa Tạng, là căn bản
để thành Phật, hễ muốn thành Phật đạo, cần phải tu kinh học kinh điển này
. Lần giảng trước là giảng tiết thứ nhứt, thế nào là kinh Diệu Pháp Liên
Hoa, kinh Diệu Pháp Liên Hoa là vô lượng bảo, hôm nay sẽ nói đến tiết thứ hai về
tác dụng của Diệu Pháp Liên Hoa kinh…
Ðại khái
nói khoảng một tiếng đồng hồ.
Tôi nghe
xong trong lòng có cái thắc mắc, kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở thế gian lưu truyền
về văn tự, và câu kinh không đồng nhau, tôi bèn hỏi Bồ Tát Quán Âm. Ngài
cho biết:
–
Kinh văn của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở thế gian tương đối cạn dễ hiểu, ở đây lời
lẽ huyền bí hơn, diệu mầu hơn, tuy dù có huyền bí hay diệu mầu hơn nhưng ý
nghĩa chính cũng cùng một thứ thôi, có thể nói như thế này, người trời không hiểu
cảnh giới Bồ Tát, La Hán không hiểu cảnh giới Bồ Tát, Bồ Tát không hiểu cảnh giới
của Phật, ông nghe Bồ Tát giảng kinh chỉ phát ngôn bằng một tiếng nói, trăm
ngàn tiếng nói cả nước đều được chuyển đến người nghe bằng độc nhất âm điệu của
nước mình, đó là ngôn ngữ Đà La Ni tam muội.
Bồ Tát Thường
Tinh Tấn giảng xong đất trời hiện ra cảnh tượng, không phải nói là một bức
tranh, một bức tranh vô cùng đẹp mắt không thể nói hay nghĩ bàn được, rồi từ
lưng trời rải xuống là là những đóa hoa tươi thắm đủ màu sắc, và từ hoa chiếu
ra muôn đạo hào quang tỏa ra khắp nơi lung linh tuyệt vời. Trong đài giảng
tất cả thanh niên đồng thời đứng dậy lấy vạt áo đựng đầy hoa, lúc ấy nhạc trời
đồng trổi lên du dương, diệu vợi, âm thanh không biết từ đâu vọng ra vô cùng
hùng tráng, đột nhiên cả ngàn, cả vạn thanh niên áo đỏ ấy đồng loạt lay mình biến
thành thanh nữ mặc váy hồng đào, áo màu cốm, lưng đeo đai vàng óng lần lượt
vươn lên múa hát vui thật là vui. Không bao lâu tất cả lại biến thành những
đóa hoa sen hiện ra từng sắc màu khác nhau, ánh sáng củ hoa sen tủa ra thật là
đẹp, sen trắng ánh sáng trắng, sen vàng ánh sáng vàng, mỗi hoa phát ra tia sáng
của bản chất cánh sen ấy. Bây giờ không còn thấy bóng người nào nữa, thế
rồi trên hoa sen lại hiện hình Bồ Tát ngồi ngay ngắn, rồi tiếp đến lại biến hoa
sen thành tháp vàng tháp bạc rọi muôn ngàn hào quang, cảnh sắc nơi đây biến hiện
vô cùng tráng lệ và hấp dẫn.
Tôi đang ngắm
nhìn một cách xuất thần, tự nhiên trên hư không cả ngàn cả vạn thanh nữ mặc áo
màu cốm đi vào, họ đi xuyên tường xuyên vách, tà áo họ lất phất bay từ trên cao
cùng nhau bước xuống. Tôi lấy làm lạ bèn hỏi Bồ Tát Quán Âm về việc đi
xuyên qua vách. Bồ Tát Quán Âm cho biết:
–
Thế giới Cực Lạc do nguyện lực của Đức Phật A Di Đà mà hình thành, thánh chất ấy
không phải là vật chất, cho nên bất kỳ đình đài, lầu các điện hay bảo tháp núi
sông hoa cỏ, cây cối đều trong suốt trong vật chất do đó không có chướng ngại,
có thể đi xuyên qua một cách tự nhiên, ông không tin cứ thử một lần xem.
Tôi y lời
chạy qua vách đại điện để thử, rồi đến cột lớn, lan can v.v… thân tôi đều đi
xuyên qua được. Khi tôi tiếp giáp với vật đó thấy vật đó nhưng nó không cản
trở hay vướng vấp thân thể tôi, cũng như ở thế gian chúng ta biết khối nước do
mặt thoáng hồ nước nhưng đưa tay vào nước rất tự nhiên không bị cản lạị
Tiếp đó, Bồ Tát Quán Âm dẫn tôi đến hai chỗ kỳ quan nữa là Bát Đại Cảnh Sơn và
Hoa Tạng Thế Giới để tham quang.
2.
Bát Đại Cảnh Sơn
Vãnh sanh đến
trung phẩm hạ sanh một số đã rất ít vọng tưởng vọng niệm, hoặc giả không còn vọng
niệm, dáng dấp bên ngoài của họ đều biến thành cỡ tuổi mười sáu đến hai mươi, y
phục không phân biệt nam nữ, hành động của họ cũng là tập thể, mỗi ngày cúng dường
thập phương chư Phật. Hoa sen chỗ này rất nhiều tầng cánh, những cánh sen
màu s¡c đều tuôn ra muôn thứ hào quang thật tuyệt đẹp, so với hạ sanh thì khác
xa nhau lắm.
Bát Đại Cảnh
Sơn là tám núi cảnh lớn, tám núi này tượng trưng cho tám thức của con người:
nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức, a lại
đa thức, hợp xưng bát thức tâm điền. Phật A Di Đà thiết lập cảnh này là mong
những người trước khi bước vào đất Tịnh Độ này cần khiến cho tám thức của mình
tu thành chữ “KHÔNG”.
Núi thứ nhất
là Quang Minh Cảnh Sơn tượng trưng cho nhãn thức, trong núi ấy hình ảnh của thế
giới mười phương, tất cả và tất cả đều có thể nhìn tường tận được. Thí dụ
như cần xem một chúng sanh nào ở thế giới ta bà đang sống thế nào, đời quá khứ
thế nào, kiếp tới nữa thế nào, chẳng hạn như kiếp trước là heo, là nô tì … kiếp
trước nữa là gia đình trưởng giả, dế vương, tướng quốc v.v… thậm chí tình hình
đất Phật khác đều có thể thấy rõ mồn một.
Núi thứ hai
gọi là Thanh Vân Sơn tượng trưng cho nhỉ thức. Vừa đến núi này là lỗ tai
ta có thể nghe được tất cả âm thanh của mười phương thế giới, không phải nghe
cùng một lúc đâu, ta nghĩ muốn nghe ở đâu hay nghe tiếng gì thì âm thanh vang vọng
nhận biết rõ ra, còn biết Đức Phật nào đang giảng kinh điển nào.
Núi thứ ba
gọi là Vị Phương Cảnh Sơn tượng trưng cho chỉ tỉ thức. Trên núi này ta có
thể ngửi được mùi vị của bất cứ địa phương nào, còn có thể biết cả nội dung của
cả mùi ấy nữa, chẳng hạn như mùi hóa chất ấy gồm những hợp chất gì, vàng, đồng,
bạc thau sắt v.v…
Núi thứ tư
gọi là Âm Thanh Cảnh Sơn tượng trưng cho thiệt thức, nhận biết tiếng từ miệng
lưỡi người nào nói ra và ý nghĩa tiếng ấy ra sao, từ cảnh giới Phật Bồ Tát
Thinh Văn Duyên Giác, Trời, Người, A Tu La … thậm chí tiếng ngạ quỹ, súc sanh,
địa ngục đều nghe hiểu.
Núi thứ năm
gọi là Kim Thân Cảnh Sơn tượng trưng cho thần thức. Trong núi này có thể
bằng xúc giác nhận hiện ra tất cả sự vật, có thể thấy tất cả rất nhiều kim thân
của thế giới ta bà, 32 tướng v.v… đều rất là rõ.
Núi thứ sáu
gọi là Ý Thức Cảnh Sơn tượng trưng cho ý thức. Núi này có thể gặp vô số
chư Phật từng kiếp một tu hành như thế nào, và cả chính mình hàng trăm kiếp,
hàng ngàn kiếp trước là gì, thân thế ra sao, tu hành ra sao mọi thứ đều hiện ra
.
Núi thứ bảy
gọi là Tế Minh Cảnh Sơn tượng trưng cho Mạt na thức. Đây là cảnh giới vô
cùng đặc biệt gồm cả sáu khả năng ở sáu núi đồng loạt thể hiện, có thể nói ở
núi này ta muốn thấy hay biết bất kỳ cái gì cũng hiện ra rõ rệt.
Núi thứ tám
gọi là Vô Biên Cảnh tượng trưng cho thức thứ tám A Lại Đa Thức. Cảnh giới
này ta có thể ý niệm và nghe thấy được đầy ¡p cả hư không giới tất cả mọi sự việc,
quá khứ xa gần, hiện tại và cả vị lai xa gần, nếu chúng ta muốn biết chỉ khơi
niệm là biết ngày không khó khăn tí nào.
3.
Hoa Tạng Thế Giới Triễn Lãm Quán
Phòng triển
lãm về Hoa Tạng Thế Giới
Người vãng
sanh đến Trung Phẩm Trung Sanh là người trước đây ở thế giới ta bà đối với các
việc nhận thức về Phật pháp và cách tu trì tương đối sâu hơn, đồng thời về mặt
hành thiện và bố thí có thể nói là không chê được, có thành quả khá lớn.
Do đó thành tựu được căn lành lớn.
Trung Phẩm
Trung Sanh có rất nhiều phòng ốc và tháp lớn. Khung trời nơi đây mỗi ngày
đều mưa hoa, thường cứ hừng sáng chúng sanh nơi đây đều ra hứng đầy hoa tươi đẹp
và thơm ngát bằng vạt áo mình để đi cúng dường chư Phật mười phương, đồng thời
từ lưng trời vang vọng tiếng nhạc du dương trầm hùng câu thánh hiệu Phật A Di
Đà, khó mà diễn tả hết cái tuyệt vời của cảnh này. Đúng là như kinh điển
nói, muôn ngàn âm nhạc của vua chúa ở thế gian không bằn gphần trăm ngàn âm nhạc
của Chuyển Luận Thánh Vương. Muôn ngàn âm nhạc của cõi Chuyển Luận Thánh
Vương không bằng âm nhạc của Trời Đao Lợi. Muôn ngày âm nhạc của Trời Đao
Lợi không bằng một âm nhạc của hàng cây báu trên A Di Đà Phật Cực Lạc Quốc Độ.
Chúng sanh
của Trung Phẩm Trung Sanh toàn thân đều phóng ra muôn đạo hào quang, sắc óng
vàng hồng, hiện thân trong suốt không bị chướng ngại, do đó trong phút chốc họ
có thể đi đến nước chư Phật khác cúng dường mười phương Phật, và cũng trong chốc
lát lại trở về chỗ cũ, nếu khi sanh tiền không tạo nhiều công đức khó mà vào được
phẩm này.
Chúng sanh
đến được quả vị Trung Phẩm Trung Sanh họ đã rất ít vọng tưởng, thậm chí rất
đông đã dứt tuyệt vọng tưởng, còn về sự ao ước được ăn uống hầu như ít thấy lắm,
chứ không giống ở Trung Phẩm Hạ Sanh họ còn thèm các loại bánh và mật
hoa. Khi tu đến trình độ càng cao thì sự thèm khát bớt đi rất nhiều.
Trung Phẩm
Trung Sanh có một nơi gọi là cái quán triển lãm hay là phòng triển lãm về Thế
Giới Hoa Tạng. Trong phòng triển lãm này có thể thấy các dạng và các cách
tu luyện của chư Phật và Bồ Tát của nhiều đời nhiều kiếp. Trong phòng triển
lãm ấy có rất nhiều tầng, mỗi tầng triển lãm bày ra quá trình tu trì của một vị
Phật hay một vị Bồ Tát nào đó. Thí dụ như muốn xem Phật A Di Đà trước đây
là ai (Pháp Tạng Tỳ Kheo) cha là vị nào (Thế Tự Tại Vương Như Lai), Ngài tu
pháp nào, pháp nguyện gì, kiếp trước nữa là ai, 100 kiếp nữa ra sao…v.v… rồi đến
tầng khác chẳng hạn có thể thấy Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Dược Sư, Bồ Tát
Quán Âm v.v… từng đời, từng kiếp sống ra sao, ở những nơi nào, nói câu gì, gặp
những ai, quá trình tu hành và cuộc sống trong từng đời… lần lượt cho thấy
không sót một phần nào. Chúng ta có thể tìm thấy ở đây lịch sử chi tiết của
từng vị Phật và Bồ Tát của cả Thế Giới Hoa Tạng.
Viếng Thượng
Phẩm Liên Hoa – Hoa Khai Kiến Phật
Rời khỏi
Trung Phẩm Trung Sanh, Trung Phẩm Thượng Sanh, tôi được tiếp dẫn đến ao sen Thượng
Phẩm. Khi trì chú lướt đi, tôi lần lần cao lớn lên như dáng dấp lúc đến đảnh lễ
Đức Phật A Di Đà.
Bồ Tát Quán
Âm bảo tôi:
– Chúng
sanh vãng sanh đến Thượng Phẩm là khi ở ta bà tinh tấn tu hành, giữ gìn giới
thanh tịnh, siêng năng nghiên cứu điển tích chư Phật, dũng mãnh đoạn trừ 10
nghiệp ác, hành 10 việc lành, nương theo pháp môn mình tu mỗi mỗi đều thực hành
thấu đáo, cật lực dấn thân, mười năm như buổi đầu không hề lui bước đến lúc thịt
rả xương tan, bỏ thân này mới thôi, ngoài ra còn tạo thêm những công đức lớn
bên ngoài nữa, hành bố thí lớn, trong phút cuối cùng liền được đón về Thượng Phẩm.
Những chúng sanh này cơ hồ không còn vọng tưởng nữa, sáu căn đều thanh tịnh
cũng có thể nói đều đạt cảnh giới Bồ Tát, có thể tự do biến hóa, du hí thần
thông. Thí dụ như một nhóm chúng sanh Thượng Phẩm tu một chỗ, nếu họ muốn biến
thành những đóa hoa thì họ liền thành đóa hoa, muốn thành tảng đá liền thành tảng
đá, muốn thành bảo tháp liền thành bảo tháp, muốn thành cây cổ thụ liền thành cổ
thụ.
Hoa sen
trên Thượng Phẩm này nhỏ nhất cũng cỡ ba tỉnh, nói cách khác lớn bằng ba lần Mã
Lai Á. Tôi được dẫn đến ao sen Thượng Phẩm, ao ở đây đích thực trội hơn ao ở Hạ
Sanh và Trung Phẩm nhiều, chung quanh ao tráng lệ hùng vĩ hơn. Từng tầng từng tầng
lan can vây lại phát ra muôn đạo hào quang, ngoài ra từ hoa sen tỏa ra muôn
ngàn hương thơm. Trong ao có nhiều tháp lớn, hình dáng như núi cao vậy, tháp có
nhiều góc cạnh phóng ra muôn ánh sáng đủ màu sắc uyển chuyển tuôn ra. Trong ao
còn có nhiều cầu màu sắc đen vô cùng. Ao lớn chưa từng thấy, tầm nhìn không thấy
tới bờ bên kia. Trong ao có rất nhiều sen, không có sen nào úa héo cả, tất cả
hoa sen đều phát ra ánh sáng lung linh rực rỡ và tỏa hương thơm ngát. Nơi đây
còn có những bảo cát bằng cả ngàn cả vạn hạt châu lấp lánh đủ kiểu, hoa thì đếm
không hết số. Mỗi tầng lại đầy dẫy những bảo tháp, đình đài, lầu các, thật là hấp
dẫn vô cùng, người ngồi ở trên hoa sen ấy toàn thân tỏa sáng ánh hào quang vàng
óng, y phục rất hoa lệ cũng phát ra tia sáng màu rất đẹp.
Bất chợt Bồ
Tát Quán Âm hỏi tôi:
– Ðây có một
vị tên là Ấn Quang Pháp Sư, Ngài là một trong ba vị cao tăng Trung Quốc thời cận
đại ông có quen không?
Tôi vội trả
lời:
– A Di Đà
Phật. Thưa Bồ Tát ông ta ở đâu? Tôi đã nghe qua danh và rất quý trọng Ngài nhưng
chưa được dịp gặp.
Tôi đang
nói chuyện thì một thanh niên chừng ba mươi tuổi ngoài bước ra khỏi hoa sen và
hiện nguyên hình tướng Ấn Quang Đại Sư. Chúng tôi gặp mặt nhau mừng lắm, cùng đảnh
lễ rồi Ấn Quang Đại Sư nói thao thao bất tuyệt. Ông nói nhiều lắm, tôi quên mất
một số, chỉ nhớ lại là ông ta nhắn đi nhắn lại tôi phải truyền đạt tới đồng đạo
ở ta bà là phải lấy giới làm chuẩn, nghiêm trì giới luật, nhất tâm niệm Phật,
tin hạnh nguyện, tất vãng sanh Tây Phương không sai. Ngoài ra ông còn nhắc nhở những
người tu hành đừng tự cho là mình thông minh sửa đổi luật nhà Phật, quy chế chư
Tổ, nhất là chớ nên hô hào cải cách duy tân, tái phải oai nghi giới luật.
Chúng tôi
cùng bước xuống đài sen đưa đến lầu các lớn, trên đường đi các chim chóc đậu
trên cành vàng lá ngọc líu lo ca hát, hòa với âm nhạc trời du dương, thêm vào
là âm thanh thướt tha của tiếng niệm Phật khắp nơi. Hoa nở rộ muôn màu muôn vẻ,
hương thơm xông ngát, từng đóa hoa cánh hoa chiến ánh sáng lung linh, ngoài ra
lại còn rất nhiều loại đèn châu báu, đèn mã não, đèn lưu ly từng hàng từng hàng
ngay ngắn, các loại đèn lấp lánh ánh sáng màu sắc đẹp thôi nói không hết ý. Vào
trong lầu các cái gì cũng lấp lánh ánh sáng màu sắc lung linh khiến tôi ngây
người ra ngắm nghía. Ấn Quang Đại Sư đi với chúng tôi lên lầu, trên lầu có các
loại kính bằng thủy tinh, ở giữa có một cái kính lớn nhất gọi là chiếu thân
kính. Bồ Tát Quán Âm giới thiệu:
Kính này có
thể soi thấy nguyên hình của từng người, xem bản tánh đã thanh tịnh hay chưa?
Có còn vọng tưởng vọng niệm nữa không? Soi một cái là thấy ngay.
Trên lầu có
ghế ngồi ngăn thành hai hàng lối, các nghế ngồi đều làm bằng bảy báu sáng lấp
lánh. Trên bàn gần đó bày vật gì đó lạ lắm tôi không nhìn ra là gì.
Bồ Tát Quán
Âm hỏi tôi:
– Ông thấy
đói rồi hả?
Tôi thấy đúng
là có cồn cào đói. Tôi nói:
– A Di Đà
Phật. Thưa Bồ Tát, ở đây có gì ăn không ạ.
Ngài bảo:
– Về thức
ăn thì cũng như ở Hạ Phẩm vậy, ở đây ông muốn ăn gì sẽ có dọn ra.
Tôi nói:
– Vậy thì
hay quá, tôi chỉ ước được ăn cơm trắng với canh rau cải trắng thế thôi.
Tôi vừa nói
dứt cơm trắng và tô canh còn nóng hổi được bày ra ở bàn, đũa muỗng cũng đầy đủ.
Tôi hỏi:
– A Di Đà
Phật. Thưa chư vị không ăn bây giờ sao?
Bồ Tát trả
lời:
– Ðây không
có ai ăn đâu, ông cứ tự nhiên ăn đi.
Tôi nghĩ mà
mắc cỡ quá, nhưng cũng ngồi vào ăn. Tôi ăn no nê rồi để gọn bát đũa lại, tự
nhiên bát đũa muỗng đều biến đi đâu mất.
Tôi thắc mắc
hỏi Bồ Tát, Ngài nói rằng:
– Tại ông vọng
tưởng bụng đói, và khao khát muốn ăn cũng giống như ở thế gian chiêm bao vậy.
Trong chiêm bao cái gì cũng có khi thức tỉnh ra rồi chẳng có cái gì cả. Ông vọng
tưởng ăn, thức ăn liền đến, ăn no rồi vọng tưởng về ăn không còn, những gì thuộc
về vọng tưởng cũng vì vậy mà biến mất. Tôi gật đầu hiểu ra. Ngài nói thêm:
– Tự tánh
thanh tịnh thì không thèm ăn, không thèm khát, không thèm muốn cái gì ở trong
hư không, thật ra trong hư không vốn là không có cái gì. Vọng tưởng dấy lên
cũng giống như sương mờ được un lên vậy, cái ý ấy ông từ từ nghiệm ra, nếu mà
lãnh hội được thì sẽ hiểu ra tam muội của việc ấy.
Người vãnh
sanh về sen Thượng Phẩm vọng niệm ít nhất, hầu hết đều là Phật tánh chơn như, đều
chứng quả vị Bất Thoái Chuyển Bồ Tát, trong chốc có thể nương nguyện lực Phật A
Di Đà biểu hiện ra vô số hoa tươi đẹp, trái cây và phẩm vật cúng dường v.v… để
đi cúng dường chư Phật mười phương. Còn đến giờ thuyết pháp nghe kinh thì cả
ngày vạn ức Bồ Tát đều ngồi ngay ngắn trên hoa sen, hoặc trên lầu, trên bảo
tháp, trên bảy hàng cây báu, trực tiếp nghe lời giảng của Đức Phật A Di Đà.
Tôi hỏi Bồ
Tát Quán Âm:
– Người ở
trái đất vãng sanh về thế giới Cực Lạc này rất đông, tại sao thân quyến của họ
đều không nhìn thấy vậy? Ngài bảo:
– Người địa
cầu phần nhiều còn vọng nghiệp che lấp, rất nhiều cái gần hơn còn chưa nhìn thấy,
nếu họ chịu nhất tâm niệm Phật không dấy vọng tưởng, tâm như hư không, thì người
địa cầu cũng có thể nhìn thấy thế giới Tây Phương Cực Lạc được.
Tôi thừa cơ
hỏi hỏi Bồ Tát:
– Cầu Ngài
chỉ dạy: Thưa Bồ Tát “Cần phải niệm Phật ra sao mới là tốt nhất?” Mới có thể tu
nhanh nhất?
Ngài bảo:
– Cần thiền
định song tu, nhất tâm niệm Phật, niệm Phật tham thiền gọi là tịnh độ thiền.
Tôi hỏi:
– Thưa Bồ
Tát xin Bồ Tát chỉ cho biết tu tịnh độ thiền bằng cách nào?
Ngài gật đầu
chỉ dạy như sau:
– Số người
có thể chia thành hai nhóm như cách tu của chúng sanh Thượng Phẩm Tây Phương Cực
Lạc đây, nhóm trước niệm hai câu A Di Ðà Phật, nhóm sau mặc niệm lắng nghe, sau
đó nhóm sau niệm hai câu, nhóm trước mặc niệm lắng nghe, tu trì như vậy đã
không mệt nhọc, lại không ngừng niệm, tâm và khẩu như nhau. Phật tánh tự nhiên
lộ, tính tất sanh định, định tất sanh huệ.
2.
Viếng Tháp Liên Hoa
Bồ Tát Quán
Âm hối thúc: “Thôi lẹ đi, thời giờ eo hẹp lắm. Tôi dẫn ông đi thăm viếng Tháp
Liên Hoa, là tháp lớn của Phật A Di Ðà”.
Lại lướt
qua thêm my tòa lầu các đến vạn tầng. Những tháp này có bao nhiêu góc cạnh cũng
không đếm hết được. Tất cả các tháp đều phóng ra muôn đạo hào quang, sắc màu uyển
chuyển ánh lung linh, đẹp vô ngần. Trong tháp vang vọng ra tiếng niệm Nam Mô A
Di Ðà Phật, liên tục hai câu đầu nghe rất trong vút. Câu đầu tiên nghe rất cảm
động và tha thiết như con réo mẹ cứu giúp vậy, còn câu thứ hai nghe trầm hùng rất
quyết tâm và thân thiết.
Tòa tháp
này dành riêng cho chúng sanh Thượng Phẩm Trung Sanh đến dạo chơi. Tháp lớn lắm,
khó mà hình dung ra được. Có thể lớn cở my ngàn my vạn độ lớn của trái đất
chúng ta ở, còn độ cao thì không thể tính được. Trong tháp có rất nhiều cung điện,
các loại màu sắc đều có thể phát hào quang trong suốt. Các chúng sanh Thượng Phẩm
Trung Sanh đến đây đều có thể xuyên tường tự do ra vào, không bị ngăn trở. Muốn
lên muốn xuống đều tùy tâm tưởng thì sẽ đến ngay vị trí. Trong tháp có thể nói
muốn gì có nấy, trong y có thể thấy tất cả cảnh tượng của một chúng sanh của
Hoa Tạng thế giới, có thể thấy được đất Tịnh Ðộ của hằng trăm, hàng vạn đức Phật
khắp nơi. Cảnh vật nơi đây thật là tuyệt vời khó mà dùng bút mực tả cho hết được.
Chúng sanh
Thượng Phẩm Trung Sanh nếu muốn đến những nơi Tịnh Ðộ của vị Phật nào cũng đến
trong nháy mắt rất dễ dàng. Chúng tôi vào trong tháp Liên Hoa, thân như ngồi
thang máy vậy, xuyên thấy từng tầng, không vướng chi cả, hoàn toàn trong suốt hết.
Trong các tầng của tháp có từng nhiều người đang niệm Phật, tất cả là những
thanh niên khoảng 30 tuổi. Mỗi một tầng cách ăn mặc đều khác, đại khái chừng 20
loại màu sắc. Tất cả những người ở đây đều là nam, không thấy một người con gái
nào. Tất cả những người thanh niên ấy ngồi ngay ngắn nơi đài sen của mình niệm
Phật Bồ Tát Quán Âm. Ở đây tu hành tinh tấn lắm trong ngày sáu thời: hai thời
dành niệm Phật, hai thời chỉ tịnh, hai thời nghỉ ngơi, bây giờ thì họ đang niệm
Phật.
Chúng tôi
tiến vào tầng giữa, chỉ thấy từng hàng người ngồi ngay ngắn trên bồ đoàn của
mình tham thiền niệm Phật, rất đẹp mắt, có vị ngồi ngay giữa phòng là vị đại Bồ
Tát đang ở đây dẫn chúng niệm Phật. Người nào niệm giỏi thì trên đầu phát ra những
tia sáng, trong tia sáng có vô số những vị hóa Phật, như Ðức Phật A-Di-Ðà vậy,
trong mỗi tia sáng số hóa Phật vô số ức vị, vị Ðại Bồ Tát ngồi giữa dân chúng ấy
cũng có nhiều hóa Phật nương tia sáng hiện các loại chim bay bay lại ở tên chóp
tháp, hoặc ở đại sảnh bay đến cũng cùng nhau niệm Phật; bay như vậy mà không mảy
may hỗn loạn. Trong tháp có rất nhiều đèn trân châu, đèn lưu ly đều phát ra sức
sáng tối đa, có loại đèn tròn to, tự động chuyển biến các dạng màu sắc.
Tóm lại cảnh
trí nơi đây nói không hết cái lung linh uyển chuyển đẹp. Ði cúng dường mười
phương chư Phật cũng tập trung ở đây mà đi. Tại nơi đây có thể thấy được bất cứ
thế giới nào mà toàn thế giới Hoa Tạng cũng hiện ở đây. Tất cả chúng sanh, tất
cả Phật Thánh đều hiện rõ ở đây cả.
Phật A Di Đà Giảng Pháp
Thăm xong
chín phẩm hoa sen rồi, tôi lại được đưa trở về trước Ðức Phật A-Di-Ðà. Tôi quỳ
trước Ngài chí thành đảnh lễ, cầu Phật gia bị và chỉ dạy, từ chính kim khẩu Ðức
Phật A-Di-Ðà từng câu từng câu một vô cùng thận trọng mà nhắc nhở tôi:
–
Phật Tánh của chúng sanh vốn là bình đẳng, tùy nghiệp mình làm đảo điên ý thức,
lấy giả làm thực tạo nhân chịu báo, trôi lặn trong sáu nẻo luân hồi không dứt,
chịu khổ vô vàn. Bốn mươi tám nguyện ta thề hằng độ chúng sanh, trai gái già trẻ,
lấy tín nguyện hạnh nhất tâm bất loạn, tịnh độ thiền, chỉ cần mười niệm quyết
được vãnh sanh.
Tôi quỳ lễ
bái nữa, Ngài dạy tiếp:
–
Con có nhân duyên với thế giới ta bà, con muốn độ cha mẹ nhiều đời, anh em chị
em, thân bằng quyến thuộc, con cần dặn họ giữ giới làm lành, lấy giới làm thầy,
dạy học tịnh độ thiền, thiền định song tu. Con cần dặn kỹ các loại đạo giáo
Thích, Ðạo Nho, Ðạo Gia Tô, Hồi Giáo v.v… các giáo cần cùng nhau giúp đỡ, cùng
nhau khích lệ, đừng nói dèm pha nhau, đừng phỉ báng nhau, đừng nói những lời tà
chánh. Người tà, ta đạo, người ma, ta cao, người thấp, ta quý, đừng soi tìm cái
dấu vết sai sót nhỏ của nhau mà phỉ báng không ngừng, đây chỉ là hành vi diệt
căn lành; bào mòn thì giờ quý báu vào chuyện không đâu, thực chẳng đáng.
–
Cửa Phật quảng đại, tám vạn bốn ngàn pháp môn, Ðạo nào cũng thực, có thể tu trì
tà biến được ra chánh, ma biến được ra đạo, nhỏ có thể đi về lớn, cùng nhau đùm
bọc nương nhau tinh tấn tu hành pháp môn của mình, sửa sai của mình, hành cái
lành của mình mới đúng là chánh tông huệ mạng của chư Phật.
Ngưng một
lúc Ngài bảo:
–
Thôi con về là vừa rồi.
Tôi bái lễ
tạ, lễ ba lần và lui gót.
Trên đường
về tôi vẫn cứ bay bay không thấy Nam Thiên Môn, đi bằng trì chú và nương hoa
sen đi thật nhanh, đến ngay Trung Thiên La Hán tôi ngừng niệm chú thì hoa sen
biến mất, lại thấy vị đồng tử hôm trước đưa nước trong cho uống. Thầy tri khách
bảo tôi vào phòng nghỉ tí đã, tôi vào phòng nghỉ, thoáng cái đã say say trong
giấc ngon lành.
Về Đến Thế Gian
Lúc tôi tỉnh lại loay hoay không biết mình đang ở đâu, không thấy người trời,
không thấy Bồ Tát, không thấy tòa đại diện cũng không thấy nơi nào phát ra hào
quang nữa … Tôi nhớ lại mới ba giờ khuya hôm qua tôi đi dạo cả ngày và giờ lại
tối khuya nữa rồi chắc chừng hai mươi tiếng đồng hồ đi tham quan thích thú quá
đi. Ở đây sao mà tối thui như mực, đưa tay không thấy ngón, tôi cảm thấy như
đang ở trên một tảng đá lớn của động núi cõi nào, lần mò hồi lâu mới có tia
sáng hừng đông, tinh thần phục hồi ngay như thường, tôi thấy ra đã ở thế giới
ta bà.
Ở trong động
không thấy lối ra, tôi gọi, tôi nhẩy, tôi hát, không ai trả lời. Cuối cùng tôi
cũng tìm được lối ra ven theo đường núi xuống dưới đi bộ 20 cây số đến đường
Xích Thủy gặp người đi đường tôi bèn hỏi ra, hú vía kinh hồn, thì ra bây giờ là
ngày 8 tháng 4 năm 1973 rồi. Tôi bấm đốt ngón tay đếm, té ra tôi rời khỏi nhân
gian hơn 5 năm 6 tháng…
Tôi lầm bầm
niệm trong lòng, Nam Mô A-Di-Ðà Phật, kẻ giác thành Bồ Tát, người mê ấy chúng
sanh, Phật pháp có túc thân, lúc gặp duyên thì độ, tôi phải thừa kế ý chí của
ân Sư Hư Vân lão Hòa Thượng, thực hành chỉ thị của Ðức Phật A-Di-Ðà và Bồ Tát
Quán Thế Âm, hoằng pháp độ chúng sanh hữu thiện duyên.
Pháp Sư Khoan Tịnh đã thuyết giảng đề tài này tại
chùa Nam Hải Phật Đà Sơn 南海普陀山 Singapore vào tháng 4-1987.
Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký
Lược sử :
Đại Pháp Sư Thích Khoan Tịnh khẩu thuật và cư sĩ Lưu Thế Hoa hoàn chỉnh và ghi lại. Một câu chuyện người xưa chưa hề nói, vang động ngàn xưa, chói lọi ngàn sau. Một câu chuyện do chính vị cao tăng thân hành đến nơi, được thấy được nghe mà diễn nói lại.
Khoan
Tịnh Đại Pháp Sư 宽净大法师
ra đời lúc 10 giờ mùng 7 tháng 7 năm giáp Tý (1924).
Ngài
ra đời trong căn nhà số 140 đại lộ Thành Quan Trấn Đông thuộc huyện Bồ Điền
Tỉnh Phước Kiến. Là một hộ cư sĩ Phật giáo họ Phan.
Cái
đêm Ngài sinh ấy, chân trời đông tây 2 hướng ánh vàng óng ánh chớp liên hồi
khiến cả cõi đất nơi ấy như vàng óng ánh, vinh diệu, nên lấy đó đặt tên ngài là
Phan Kim Vinh.
Lúc
nhỏ không học, nhưng tư chất thông minh vượt thường, 7 tuổi đã rời nhà tu tập
Chùa Giáo Trung, Phước Kiến; 15 tuổi chính thức phủi tóc quy y với thầy Hư Vân
lão Hoà Thượng tại chùa Tô, hiệu chùa Nam Hoa, Quảng Đông. Lại thọ chánh
nhãn tạng với thầy Hư Vân lão Hoà Thượng tại núi Vân Cư, Giang Tây, là người
truyền đăng, đời thứ 48 của Tông Động Vân, từng làm trục trì một số chùa ở
Phước Kiến như chùa Đế Bình, chùa Thủy Liên, chùa Tiên Phật, chùa Năng Nhân,
chùa Khai Bình, chùa Mạch Tà, chùa Tam Hội.
Lúc
trụ trì chùa Tam Hội thuộc huyện Tiên Du, Phước Kiến năm 1980, Ngài bắt đầu tọa
thiền từ ngày 23-12 ngồi riết đến ngày 29-12 mới xá, cộng lại cả 6 ngày rưỡi
thiền, đã chấn động cả huyện Tiên Du, lúc ấy thiện tín đến quy y với Ngài có
hơn 3,000.
Năm
1982, đến New York làm hành cước tăng, tuyên Hội Phật Pháp, đã từng lưu trú
lại, làm việc tại Giáo Hội Phật Giáo Bắc Mỹ và được mời làm Hội Trưởng danh dự
Giáo Hội Phật Giáo San Phan – Mỹ Châu. Chùa Nhã Na, Chùa Quán Thế Âm v.v…
Đúng là một vị nho tăng đắc đạo.
–
Đại Pháp Sư Khoan Tịnh thuyết giảng tại núi Nam Hải Phổ Đà (Tân Gia Ba) vào
tháng 4 năm 1987.
Nguyên tác : Pháp Sư Khoan Tịnh
Lược thuật : Lưu Thế Hoa
Việt dịch : Hữu Từ - Tâm Hảo
Comments
Post a Comment